1. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA BIẾN CỐ
`-` Nếu thực hiện lặp đi lặp lại một phép thử nào đó `n` lần và quan sát thấy có `k` lần xảy ra biến cố `A` thì tỉ số `k/n` được gọi là xác suất thực nghiệm của biến cố `A` trong `n` lần thực hiện phép thử.
VD: Lâm quay bánh xe `100` lần và thống kê số lần kim chỉ vào mỗi hình quạt trong các hình `A,B,C,D` ở bảng sau (nếu kim chỉ vào biên một hình quạt thì Lâm quay lại cho đến khi điều này không xảy ra):
Đối với hoạt động quay bánh xe `100` lần của Lâm, hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố:"kim chỉ vào hình quạt `A`", "kim chỉ vào hình quạt `B`"; "kim chỉ vào hình quạt `C`", "kim chỉ vào hình quạt `D`"
Giải
Gọi `A,B,C,D` lần lượt là các biến cố kim chỉ vào hình quạt `A,B,C,D`
Trong `100` lần quay, có `32` lần xuất hiện biến cố `A`, nên xác suất thực nghiệm của biến cố `A` là `32/100=32%`
Tương tự, ta tính được:
- Xác suất thực nghiệm của biến cố `B` là `19/100=19%`
- Xác suất thực nghiệm của biến cố `C` là `21/100=21%`
- Xác suất thực nghiệm của biến cố `D` là `28/100=28%`
2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÁC SUẤT VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ
`-` Nếu thực hiện lặp đi lặp lại một phép thử với số lần đủ lớn thì xác suất thực nghiệm của một biến cố xảy ra trong phép thử sẽ khá gần với xác suất của biến cố đó.
VD: Nhà toán học Buffon `(1707-1788)` người Pháp đã thực hiện `3` thí nghiệm gieo đồng xu nhiều lần và thu được kết quả trình bày trong bảng sau. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố"N: Xuất hiện mặt ngửa" trong mỗi lần thực hiện thí nghiệm của Buffon.
Giải
Đặt `P_1,P_2,P_3` lần lượt là xác suất thực nghiệm của biến cố `N` trong ba thí nghiệm của Buffon. Ta tính được:
`P_1=2048/4040~~0,507;P_2=6019/12000~~0,5016;P_3=12012/24000~~0,5005`