- Luyện từ và câu
1) Cấu tạo của tiếng
- Mỗi tiếng thường có ba bộ phận sau:
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
2) Dấu câu
+ Dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép viết là: " "
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Chú ý: Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
+ Dấu hai chấm:
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay gạch đầu dòng.
Ví dụ:
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây này
- Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước
Ví dụ: Trên bàn la liệt đồ đạc: sách, vở, bút, thước rồi cả bát, đũa, thìa, đĩa,…
3) Phân loại từ theo cấu tạo
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có
nghĩa không rõ ràng.
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại:
- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài (ghi-đông, tivi, ra-đa,…) được xếp vào từ đơn đa âm tiết.
Ví dụ: mẹ, cha, cô, gió...
- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
Có hai cách chính để tạo từ phức là:
+ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. VD: xe máy
+ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy VD: rung rinh
+ Từ ghép được chia làm hai loại:
▪ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nghĩa chỉ bao quát chung
VD : sách vở, bàn ghế
▪ Từ ghép có nghĩa phân loại: Chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất
VD : bút máy, thước kẻ
Có ba kiểu từ láy: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần
* Cách phân biệt từ ghép và từ láy
Từ ghép
|
Ví dụ
|
Từ láy
|
Ví dụ
|
Các tiếng tạo thành đều có nghĩa
|
VD: “hoa lá”
“hoa”, “lá” khi tách riêng đều có nghĩa.
|
Chỉ một trong các tiếng tạo thành có nghĩa có thể không tiếng nào có nghĩa.
|
VD1: “hoa hoét”
“hoa” có nghĩa
“hoét” không có nghĩa khi đứng một mình.
VD2: “lung linh”
“lung”, “linh” tách riêng đều không có nghĩa.
|
Giữa các tiếng tạo thành thường không có liên quan về âm
|
VD: quần áo, mùa vụ, thời điểm, giáo viên,...Các tiếng không có mối liên hệ về âm vần.
|
Các tiếng tạo thành thường có sự giống nhau về phát âm (giống phụ âm đầu, giống phần vần hoặc giống nhau toàn bộ).
|
VD1: “lung linh”
ð Giống phụ âm đầu
VD2: “lẩm bẩm”
ð Giống phần vần
VD3: “ào ào”
ð Lặp hoàn toàn
|
4) Danh từ và động từ
+ Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc
đơn vị )
V.D :
- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,...
- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam; nắm, mớ, đàn,...
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,...). Danh từ riêng luôn được viết hoa.
- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật).
+ Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )
- Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )
5) Cách viết hoa tên riêng
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên riêng gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt
6) Mở rộng vốn từ
- Các từ ngữ theo từng chủ điểm
Thương người như thể thương thân
|
Măng mọc thẳng
|
Trên đôi cánh ước mơ
|
- Từ cùng nghĩa:
thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, hiền lành, hiền từ, phúc hậu, trung hậu, độ lượng.
- Từ trái nghĩa
độc ác, hung ác, dữ tợn, tàn bạo, cay độc, hành hạ, bắt nạt, ức hiếp,
hà hiếp, tàn ác, nanh ác ...
|
- Từ cùng nghĩa
trung thực, trung nghĩa, trung thành, thẳng thắn, ngay thật, thành thực, tự trọng, tôn trọng, thật thà.
- Từ trái nghĩa
dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa đảo
|
ước mơ, mơ ước, ước muốn, ước ao, mong ước, ước vọng, mơ tưởng
|
- Các thành ngữ, tục ngữ
Chủ điểm
|
Thành ngữ hoặc tục ngữ
|
Đặt câu hoặc nêu hoàn
cảnh sử dụng
|
Thương người như thể thương thân
|
Ở hiền gặp lành
Hiền như bụt
Máu chảy ruột mềm
Lá lành đùm lá rách
|
- Ông bà từ xưa đã dạy rằng ở hiền thì gặp lành.
- Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống lá lành đùm lá rách.
|
Măng mọc thẳng
|
Thẳng như ruột ngựa
Thuốc đắng dã tật
Đói cho sạch, rách cho thơm
|
- Tính tình bạn Phương thẳng như ruột ngựa.
- Mẹ em thường dạy đói cho sạch rách cho thơm.
|
Trên đôi cánh ước mơ
|
Cầu được ước thấy
Ước sao được vậy
Ước của trái màu
Đứng núi này trông núi nọ
|
- Em vẫn ao ước có được chú gấu Mi-sa bằng bông. Sinh nhật vừa rồi mẹ đã tặng em, thật đúng là cầu được ước thấy.
|
III. Tập làm văn
- Văn kể chuỵên
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một hoặc một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
- Nhân vật trong truyện có thể là người, đồ vật, con vật, cây cối,...
Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
- Khi kể chuyện cần chú ý:
+ Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
+ Miêu tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Kể lại lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
- Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật:
▪ Kể nguyên văn ( lời dẫn trực tiếp)
▪ Kể bằng lời của người kể chuyện ( lời dẫn gián tiếp)
- Mỗi câu chuyện đều cần có cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho câu chuyện. Cốt truyện thường gồm có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Văn viết thư: Một bức thư thường gồm những nội dung sau
üPhần đầu thư:
- Địa điểm và thời gian viết thư.
- Lời thưa gửi
üPhần chính: - Nêu mục đích, lí do viết thư
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư
- Thông báo tình hình của người viết thư
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư
üPhần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn - Chữ kí và tên hoặc họ tên