1. Dạng bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
Bước 1: Xác định bộ phận in đậm chỉ con người, con vật, đồ vật,... hay một hoạt động, một tính chất.
Bước 2: Từ việc xác định ở bước 1 em tìm từ để hỏi cho phù hợp.
Con người – Ai?
Con vật - con gì?
Đồ vật – cái gì?
Hoạt động – làm gì?
Tính chất – làm sao?, như thế nào?
Ví dụ:
- Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục
-> Ai là người hăng hái nhất và khỏe nhất?
- Sáng sớm, em thường dậy ôn lại bài?
-> Sáng sớm, em thường dậy làm gì?
2. Dạng bài tìm kiểu câu hỏi
2.1. Muốn tìm xem đâu là câu hỏi cần dựa trên các dấu hiệu nhận biết:
- Kết thúc câu có dấu chấm hỏi (?)
- Trong câu có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, không,...
- Mục đích của câu: để hỏi về những điều chưa biết.
2.2. Ví dụ
- Mẹ ơi, tối nay nhà mình ăn gì? (đây là câu hỏi)
- Chúng ta thử thi đấu xem sao! (đây là câu cầu khiến vì có nêu ra một yêu cầu)
Dùng câu hỏi vào mục đích khác.
a. Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê
Đôi khi để bày tỏ cảm xúc một cách gián tiếp, thay vì dùng những câu cảm thán người ta có thể dùng những câu hỏi.
Ví dụ:
Ngọc hí hoáy trong bếp để nấu cho cả nhà được bữa cơm. Tối hôm ấy, cả nhà quây quần bên nhau. Bố vừa ăn vừa mỉm cười nói: “Hôm nay, ai nấu cơm mà ngon thế nhỉ?”
b) Câu hỏi thể hiện sự khẳng định, phủ định
Đôi khi, để bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước một vấn đề người ta không dùng những câu kể mà dùng câu hỏi. Điều này giúp cho câu nói trở nên nhẹ nhàng, khéo léo và uyển chuyển hơn.
Ví dụ:
Tổ ba họp bàn phân công công việc lao động. Các bạn tị nạnh nhau không ai chịu nhường ai. Bình nói như trách móc: “Vì sao mọi người lại không đoàn kết như vậy?”
c) Câu hỏi thể hiện yêu cầu, mong muốn
Đôi khi để giảm bớt mức độ gay gắt và nặng nề trong câu nói, khi muốn thể hiện yêu cầu, mong muốn người ta không dùng câu cầu khiến mà dùng câu hỏi.
Ví dụ:
Trời nắng như nung, Lan mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn vừa đi vừa thơ thẩn ven đường. Mẹ sợ em mệt nên bảo: “Lan có đi nhanh nên không nào?”