1. Tập đọc
Tên bài
|
Tác giả
|
Nội dung chính
|
Ông Trạng thả diều
|
Trinh Đường
|
Ông Trạng Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng rất hiếu học
|
"Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi
|
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
|
Bạch Thái Bưởi từ hai bàn tay trắng đã dựng nên nghiệp lớn nhờ chí lớn
|
Vẽ trứng
|
Xuân Yến
|
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại
|
Người tìm đường lên các vì sao
|
Lê Nguyên Long - Phạm Ngọc Toàn
|
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi giấc mơ từ nhỏ của mình, đã tìm đường lên được các vì sao
|
Văn hay chữ tốt
|
Truyện đọc 1 (1995)
|
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
|
Chú Đất Nung (phần 1-2)
|
Nguyễn Kiên
|
Chú Đất Nung nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ và hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra
|
Trong quán ăn "Ba cá bống"
|
A-lếch-xây Tôn-xtôi
|
Chú người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ "hai kẻ độc ác"
|
Rất nhiều mặt trăng (phần 1 và 2)
|
Phơ-bơ
|
Thế giới diệu kì trong mắt trẻ em, được trẻ em nhìn nhận và giải quyết rất khác người lớn
|
2. Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
Danh từ
|
Động từ
|
Tính từ
|
Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị)
Phân loại danh từ
Danh từ được phân làm hai loại là danh từ chung và danh từ riêng
1.1. Danh từ chung
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
- Danh từ chung được phân làm danh từ chỉ người,vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị
a. Danh từ chỉ người
VD: Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác,…
b. Danh từ chỉ vật
VD: Nhà, cửa, chó, mèo, mía, dừa,…
c. Danh từ chỉ hiện tượng
VD: Mưa, nắng, bão, lụt,…
d. Danh từ chỉ khái niệm
Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn …. được
e. Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật
1.2. Danh từ riêng
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật.
- Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa
|
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
VD: học bài, tưới cây, quét nhà, lau nhà, đạp xe, ….
|
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
Một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
+ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
+ Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ
+ Tạo ra phép so sánh.
|
Câu hỏi
Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
* Chú ý
+ Câu hỏi dùng để hỏi ai?
Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi chính mình
+ Dấu hiệu nhận biết câu hỏi
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,...)
- Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)
3. Tập làm văn
a. Kiến thức cần nắm về mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện
- Mở bài trong bài văn kể chuyện
Có hai cách mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
1.1. Mở bài trực tiếp
Mở bài trực tiếp là mở bài kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện
1.2. Mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể
- Kết bài trong bài văn kể chuyện
Có hai cách kết bài là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng
2.1. Kết bài mở rộng
Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc hoặc đưa ra lời bình về câu chuyện
2.2. Kết bài không mở rộng
Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
b.Cách làm bài văn tả đồ vật
+ Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)
Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)
+ Thân bài:
- Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
- Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)
- Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
- Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)
+ Kết bài mở rộng:(2-4 dòng)
Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).