I. Lí thuyết cần nhớ
1. Lít
2. Đựng nhiều nước, đựng ít nước
Đổ đầy nước cho một chai nước `B` sau đó lấy chai nước `B` đổ vào chai nước `A`, nếu chai `B` còn thừa nước thì chai `B` nhiều nước hơn, nếu chai `B` hết nước mà chai `A` chưa đầy thì chai `A` đựng nhiều nước hơn.
Ví dụ:
- Bình `A` đựng ít nước hơn bình `B`
- Bình `C` đựng nhiều nước hơn bình `B`
Các dạng toán về Lít
Dạng `1`: Đọc và viết số lượng lít
- Đọc số và thêm đơn vị lít.
- Viết số: Viết số và thêm đơn vị lít được kí hiệu là `l` vào tận cùng.
Ví dụ: `3l` được đọc là …………
Giải:
`3l` được đọc là: Ba lít.
Dạng `2`: Tính
- Thực hiện phép tính với các số
- Viết đơn vị lít vào kết quả.
(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là lít)
Ví dụ: `9l + 8l = ?`
Giải:
`9l + 8l = 17l`
Số cần điền thay dấu `?` là `17l`
Dạng `3`: Còn bao nhiêu lít?
Muốn tính số lít còn lại sau khi đã bớt đi em cần lấy số lít ban đầu trừ đi số lít đã rót ra.
Ví dụ: Một can `18l` xăng được rót ra `5l` thì trong bình còn lại bao nhiêu lít?
Giải
Bình đó còn lại số lít xăng là:
`18 - 5 = 13 (l)`
Đáp số: `13l`
Dạng `4`: Toán đố
- Đọc và phân tích đề.
- Tìm cách giải cho bài toán: Chú ý các từ khóa “còn lại”; “tất cả”… để sử dụng phép tính hợp lý.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại đáp án vừa tìm được.
Ví dụ: Lần đầu cửa hàng bán được `16l` dầu. Lần thứ hai cửa hàng bán được `15l` dầu. Hỏi cả hai lần cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
Giải:
Cả hai lần cửa hàng bán được số lít dầu là:
`16 + 15 = 31(l)`
Đáp số: `31l`
Dạng `5`: So sánh
So sánh lượng nước trong các vật chứa: nhiều hơn, ít hơn.