1. Luyện từ và câu
a) Mở rộng vốn từ
* Mở rộng vốn từ Lạc quan – Yêu đời
+ Một số từ có chứa từ “lạc”
- Lạc có nghĩa là “vui mừng”: lạc quan, lạc thú
- Lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”: lạc hậu, lạc điệu,lạc đề
+ Một số từ có chứa từ “quan”
- Quan có nghĩa là “quan lại”: quan quân
- Quan có nghĩa là “nhìn, xem”: Lạc quan
- Quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”: quan hệ, quan tâm
+ Một số câu tục ngữ có liên quan:
+ Sông có khúc, người có lúc
- Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.
- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình. Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
- Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ.
- Nghĩa bóng (lời khuyên): Nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công.
* Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm
+ Mở rộng vốn từ Du lịch
- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: mũ nón, quần áo, lều trại, giầy thể thao, túi xách, đồ ăn, nước uống, la bàn
- Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, xe máy, xe đạp, xích lô, sân bay, nhà ga, vé xe
- Tổ chức, nhâ viên phục vụ du lịch: Nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tua du lịch
- Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, hang động, hồ, núi, thác nước, di tích lịch sử, bảo tàng, công viên, khu vui chơi
+ Mở rộng vốn từ Thám hiểm
- Một số đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, đèn pin, lều trại, đồ ăn thức uống, bật lửa,…
- Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, bão tuyết, cái đói, cái khát, sự cô đơn,…
- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: can đảm, nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại khó ngại khổ, ưa mạo hiểm, ham hiểu biết,…
2. Các kiến thức về từ và câu
a) Ôn tập về trạng ngữ
+ Trạng ngữ là gì?
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
Ví dụ: Chiều nay, trường tôi tổ chức sơ khảo văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11
+ Công dụng của trạng ngữ
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
Ví dụ: Để bố mẹ vui lòng, Long luôn cố gắng chăm chỉ học hành.
+ Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
- Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu, ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
3. Tập làm văn
a) Dàn bài chung bài văn tả cây cối
+ Mở bài: Giới thiệu cây định tả
- Chủng loại (cây gì?)
- Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
- Nguồn gốc (ai trồng?)
- Thời gian (trồng vào dịp nào?)
+ Thân bài:Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
- Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
- Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
- Hoa : cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
- Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
- Con người
- Chim chóc, ong bướm.
+ Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
- Suy nghĩ về cây đã tả.
b. Ôn tập văn miêu tả con vật Các bước làm bài văn miêu tả con vật:
- Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài
- Bước 2: Lựa chọn đối tượng miêu tả
- Bước 3: Quan sát đối tượng, chọn lọc các chi tiết
- Bước 4: Xây dựng dàn bài theo một thứ tự hợp lí
- Bước 5: Viết thành bài văn hoàn chỉnh
- Bước 6: Đọc và chỉnh sửa lại các lỗi sai
Dàn bài chung của bài văn tả con vật lớp 4
+ Mở bài:(trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
+ Thân bài:
* Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
* Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng)(mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
+ Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)