1. Căn thức bậc hai
Với `A` là một biểu thức đại số, người ta gọi `sqrt(A)` là căn thức bậc hai của `A`, còn `A` được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.
`sqrt(A)` xác định (hay có nghĩa) khi `A` lấy giá trị không âm.
Ví dụ: `sqrt(x-1)` xác định khi `x-1 >= 0 <=>x >=1`
2. Hằng đẳng thức
`sqrt(A^2)=|A|={(A,khi,A>=0,,),(-A ,khi,A<0,,):}`
Ví dụ: Rút gọn
a) `sqrt((-8)^2)`
b) `sqrt((1-sqrt(3))^2`
c)`sqrt(4+2sqrt(3)`
Giải
a) `sqrt((-8)^2)=|-8|=8`
b) `sqrt((1-sqrt(3))^2)=|1-sqrt(3)|=-(1-sqrt3)=sqrt3-1`
(Vì `sqrt1<sqrt3=>1<sqrt3=>1-sqrt3<0` )
c)`sqrt(4+2sqrt(3))=sqrt(3+2.sqrt(3).1+1)=sqrt((sqrt(3)+1)^2)=|sqrt(3)+1|=sqrt(3)+1`