1. Quy tắc khai phương một tích
Muốn khai phương một tích của các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả với nhau.
Với `A >= 0, B >= 0` , ta có: `sqrt(AB) = sqrt(A) . sqrt(B)`
Mở rộng: Với `A_(1) >= 0;A_(2) >= 0; ...; A_(n) >= 0` ta có:
`sqrt(A_1A_2...A_n)=sqrt(A_1)sqrt(A_2)...sqrt(A_n)`
Ví dụ: Áp dụng quy tắc khai phương một tích, hãy tính:
a) `sqrt(25.144)`
b) `sqrt(360.90)`
Giải
a) `sqrt(25.144)=sqrt(25).sqrt(144)=5.12=60`
b) `sqrt(360.90)=sqrt(36.10.90)=sqrt(36.900)=sqrt(36).sqrt(900)=6.30=180`
2. Quy tắc nhân các căn bậc hai
Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó.
Với `A >= 0, B >= 0`, ta có: `sqrt(A).sqrt(B)=sqrt(AB)`
Ví dụ: Tính
a) `sqrt(4).sqrt(25)`
b) `sqrt(1,5625).sqrt(40).sqrt(10)`
Giải
a) `sqrt(4).sqrt(25)=sqrt(4.25)=sqrt(100)=10`
b) `sqrt(1,5625).sqrt(40).sqrt(10)=sqrt(1,5625.40.10)=sqrt(625)=25`