1. Khái niệm hàm số
+ Nếu đại lượng yy phụ thuộc vào đại lượng thay đổi xx sao cho với mỗi giá trị của xx, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của yy thì yy được gọi là hàm số của xx (xx gọi là biến số)
Ta viết: y=f(x),y=g(x),…y=f(x),y=g(x),…
Ví dụ: Ta có: y=3x+2y=3x+2 là một hàm số của yy theo biến xx.
+ Lưu ý: Khi xx thay đổi mà yy luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y=f(x)y=f(x) gọi là hàm hằng.
2. Giá trị của hàm số, điều kiện xác định của hàm số
+ Giá trị của hàm số f(x)f(x) tại điểm xoxo kí hiệu là yo=f(xo)yo=f(xo)
+ Điều kiện xác định của hàm số y=f(x)y=f(x) là tất cả các giá trị của xx sao cho biểu thức f(x)f(x) có nghĩa.
Ví dụ: Cho hàm số y=f(x)=2x+3y=f(x)=2x+3. Tính f(0);f(-1)f(0);f(−1)
Giải
Ta có:
f(0)=2.0+3=3f(0)=2.0+3=3
f(-1)=2.(-1)+3=1f(−1)=2.(−1)+3=1
3. Đồ thị của hàm số
+ Đồ thị của hàm số y=f(x)y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm M(x;y)M(x;y) trong mặt phẳng tọa độ OxyOxy sao cho x,yx,y thỏa mãn hệ thức y=f(x)y=f(x)
+ Điểm M(xo;yo)M(xo;yo) thuộc đồ thị hàm số y=f(x)y=f(x) thuộc đồ thị hàm số
4. Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến
Cho hàm số y=f(x)y=f(x) xác định với mọi giá trị của xx thuộc RR
+ Nếu giá trị của biến xx tăng lên mà giá trị y=f(x)y=f(x) tương ứng cũng tăng lên thì hàm số y=f(x)y=f(x) được gọi là đồng biến trên RR
+ Nếu giá trị của biến xx tăng lên mà giá trị y=f(x)y=f(x) tương ứng lại giảm đi thì hàm số y=f(x)y=f(x) được gọi là nghịch biến trên RR
Nói cách khác , với x1;x2x1;x2 bất kì thuộc RR
+ Nếu x1<x2x1<x2 mà f(x1)<f(x2)f(x1)<f(x2) thì hàm số y=f(x)y=f(x) đồng biến
+ Nếu x1<x2x1<x2 mà f(x1)>f(x2)f(x1)>f(x2) thì hàm số y=f(x)y=f(x) nghịch biến
Ví dụ: Cho hàm số y=3xy=3x và y=-3xy=−3x. Trong hai hàm số đã cho, hàm số nào đồng biến, hàm số nào nghịch biến
Giải
Hai hàm số đã cho đều xác định với mọi giá trị của xx thuộc RR
Khi cho các giá trị của xx tùy ý tăng lên thì các giá trị của y=3xy=3x cũng tăng lên
Khi cho các giá trị của xx tùy ý tăng lên thì các giá trị của y=-3xy=−3x giảm xuống
Như vậy, hàm số y=3xy=3x đồng biến, hàm số y=-3xy=−3x nghịch biến trên RR