1. Hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông
Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:
a, Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với cosin góc kề
b, Cạnh góc vuông kia nhân với tan góc đối hoặc cotan góc kề

Như vậy, trong tam giác ABC vuông tại A, ta có các hệ thức:
b=asinB=acosC
c=asinC=acosB
b=ctanB=ccotC
c=btanC=bcotB
2. Áp dụng giải tám giác vuông
Trong một tam giác vuông, nếu cho biết trước hai cạnh hoặc một cạnh và một góc nhọn thì ta sẽ tìm dược tất cả các cạnh và các góc còn lại của nó. Bài toán đặt ra như thế gọi là bài toán “giải tam giác vuông”
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A với các cạnh góc vuông AB=5,AC=7. Hãy giải tam giác vuông ABC.
Giải:

Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Pytago ta có:
BC=√AB2+AC2=√52+72=√74
Mặt khác tanC=ABAC=57⇒ˆC≈36o⇒ˆB≈90o-36o=54o
Ví dụ 2: Cho tam giác MNP vuông tại M với các cạnh góc vuông MN=5, ˆM=50o. Số đo góc P và độ dài MP là bao nhiêu?

Xét tam giác MNP vuông tại M, ta có:
ˆP=90o-ˆN=90o-50o=40o
MP=MN.tanˆN=5.tan50o=5,96