1. Đa giác – đa giác đều
a) Khái niệm
- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác.
- Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
VD: Tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều,…. là các đa giác đều.
b) Chú ý
- Nếu một đa giác có n cạnh (n≥3) thì có:
+ Số đường chéo là: n(n-3)2 (đường chéo)
+ Tổng các góc của đa giác là: (n-2).180o
- Nếu một đa giác đều có n cạnh (n≥3) thì số đo mỗi góc của đa giác đều là: (n-2).180on
2. Công thức diện tích
a) Diện tích hình chữ nhật: bằng tích hai kích thước của nó.
S=a.b (với a,b là độ dài hai cạnh của hình chữ nhật)
b) Diện tích hình vuông: bằng bình phương cạnh của nó.
S=a2 (với a là độ dài cạnh của hình vuông)
c) Diện tích tam giác
* Diện tích tam giác vuông: bằng nửa tích hai cạnh góc vuông
S=12.a.b (với a,b là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác vuông)
* Diện tích tam giác thường: bằng nửa tích một cạnh và chiều cao hạ xuống cạnh đó:
S=12a.ha=12b.hb=12c.hc
(Với a,b,c là độ dài các cạnh của tam giác và ha,hb,hc là độ dài đường cao tương ứng hạ xuống cạnh đó)
d) Diện tích hình thang: bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao
S=12(a+b).h (Với a,b lần lượt là độ dài hai đáy và h là chiều cao của hình thang)
e) Diện tích hình bình hành: bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
S=a.h (Với a: Độ dài cạnh đáy hình bình hành, h: Chiều cao nối từ đỉnh tới cạnh đáy đó)
f) Diện tích hình thoi: bằng nửa tích hai đường chéo
S=12 (Với d_1; d_2 lần lượt là độ dài hai đường chéo)