1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
+ Nếu đường thẳng (`a`) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng (`P`) thì đường thẳng (`a`) vuông góc với mặt phẳng (`P`)
+ Nếu đường thẳng (`a`) vuông góc với mặt phẳng (`P`) tại điểm `A` thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua `A` và nằm trong mặt phẳng (`P`)
Ví dụ trên hình vẽ:
`A’A ⊥ AB; A’A ⊥ AD` nên `A A ’ ⊥` mặt phẳng `(ABCD)` tại `A`
`A’A ⊥` mặt phẳng `(ABCD)` tại `A` nên `A’A ⊥ AC`
2. Hai mặt phẳng vuông góc
Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại thì người ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau.
Chẳng hạn với trường hợp đang xét ở trên ta có:
Mặt phẳng `(ADD’A’)⊥` Mặt phẳng `(ABCD)`
3. Thể tích của hình hộp chữ nhật
`V = a.b.c` (`a, b, c` là các kích thước của hình hộp chữ nhật)
Mở rộng: Đường chéo của hình hộp chữ nhật được tính theo công thức `d=sqrt(a^2+b^2+c^2)`
4. Thể tích của hình lập phương
`V = a^3` (`a` là cạnh của hình lập phương)