I. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện cho ẩn số
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và theo các đại lượng đã biết
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng
Bước 2: Giải phương trình nói trên
Bước 3: Kiểm tra các điều kiện rồi kết luận
II. Các dạng bài và phương pháp giải
Dạng 1: Toán về quan hệ giữa các số
Phương pháp giải: Ta sử dụng một số kiến thức liên quan sau đây:
- Biểu diễn số có hai chữ số `bar (ab)=10a+b`, trong đó `a` là chữ số hàng chục và `0<a<=9, a in N`; `b` là chữ số hàng đơn vị và `0<=b<=9, b in N`.
- Biểu diễn số có ba chữ số `bar (abc)=100a+10b+c`, trong đó `a` là chữ số hàng trăm và `0<a<=9, a in N`; `b` là chữ số hàng chục và `0<=b<=9, b in N`; `c` là chữ số hàng đơn vị và `0<=c<=9, c in N`.
Dạng 2. Toán làm chung công việc (toán năng suất)
Phương pháp giải: Một số lưu ý khi giải bài toán về làm chung công việc:
- Có ba đại lượng tham gia: Toàn bộ công việc, phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian (năng suất) và thời gian.
- Nếu một đội làm xong công việc trong `x` ngày thì một ngày đội đó làm được `1/x` công việc.
- Xem toàn bộ công việc là `1`.
Dạng 3. Toán chuyển động
Phương pháp giải: Một số lưu ý khi giải bài toán về chuyển động:
- Có ba đại lượng tham gia là quãng đường (`s`), vận tốc (`v`) và thời gian (`t`)
- Ta có công thức liên hê giữa ba đại lượng `s, v` và `t` là `s = v.t`
Dạng 4. Toán phần trăm
Phương pháp giải: Nếu gọi số sản phẩm là `x` thì số sản phẩm đội đó vượt mức `a%` là `(100+a)%.x`
Dạng 5. Toán có nội dung hình học
Phương pháp giải:
Cần ghi nhớ một số công thức tính chu vi, diện tích của các hình đặc biệt như: Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thoi, …