1. Thứ tự thực hiện phép tính
Với các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia ta thực hiện các phép tính từ trái qua phải.
Với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:
Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ
Với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau
( ) → [ ] → { }
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:
`16/5 . 5/6 -(3/5 + 1/3):2=8/3-(9/15+5/15):2=8/3-14/15:2=8/3-7/15=11/5`
2. Quy tắc chuyển vế
Đẳng thức:
`5,1+x=7` là một đẳng thức, trong đó `5,1+x` là vế trái, `7` là vế phải của đẳng thức
Chẳng hạn, `5-3=2`; `2,5.4=10` là những đẳng thức.
- Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau:
Nếu `a = b` thì `b=a`; `a+c=b+c`
Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: Dấu "`+`" thành dấu "`-`" và dấu "`-`" thành dấu "`+`"
Với mọi `x,y,z in QQ:` `x+y=z => x=z-y`
Ví dụ:
`x-5/12-4/9=(-13)/18`
`x=(-13)/18+5/12+4/9`
`x=(-26)/36+15/36+16/36`
`x=5/36`