1. Sự đồng quy của ba đường trung trực trong tam giác
a) Định nghĩa: Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó

Trên hình vẽ: dd là đường trung trực ứng với cạnh BCBC của △ABC△ABC
Nhận xét:
- Mỗi tam giác có ba đường trung trực
- dd đi qua AA khi △ABC△ABC cân tại AA
b) Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Định lí: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Trên hình vẽ:
△ABC△ABC có ba đường trung trực d;m;nd;m;n cùng đi qua điểm OO và điểm OO cách đều ba đỉnh của △ABC△ABC hay OA=OB=OCOA=OB=OC
c) Chú ý
Vì giao điểm của ba đường trung trực luôn cách đều 33 đỉnh của tam giác nên giao điểm đó được gọi là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

Hình 1 Hình 2 Hình 3
Hình 11: △ABC△ABC nhọn thì OO nằm trong tam giác
Hình 22: △ABC△ABC tù: ˆA>90oˆA>90o thì OO nằm ngoài tam giác
Hình 33: △ABC△ABC vuông ˆA=90oˆA=90o thì OO là trung điểm của cạnh huyền BCBC
2. Sự đồng quy của ba đường cao trong tam giác
a) Định nghĩa: Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó.
Cụ thể: △ABC△ABC có AI⊥BC(I∈BC)AI⊥BC(I∈BC) thì AIAI là một đường cao (xuất phát từ đỉnh AA) của △ABC△ABC
Đôi khi ta cũng nói đường thẳng AIAI là một đường cao của △ABC△ABC

Nhận xét: Mỗi tam giác có ba đường cao.
b) Tính chất ba đường cao của tam giác
Định lí: Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm.
Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.

Cụ thể: △ABC△ABC có ba đường cao AI,BK,CLAI,BK,CL cùng đi qua (đồng quy) tại điểm HH.
Điểm HH là trực tâm của △ABC△ABC
c) Chú ý
Nếu điểm HH là trực tâm của △ABC△ABC thì:

Hình 11: △ABC△ABC nhọn thì HH nằm trong tam giác
Hình 22: △ABC△ABC vuông tại AA thì H≡AH≡A
Hình 33: △ABC△ABC tù ˆA>90oˆA>90o thì HH nằm ngoài tam giác
3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân
Định lý: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.

Cụ thể: △ABC△ABC cân tại AA có AIAI là đường trung trực ứng với cạnh đáy BCBC thì AIAI đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến, đường cao cùng xuất phát từ đỉnh AA.