1. Hình lăng trụ đứng tam giác
Cho hình lăng trụ đứng tam giác `ABC. A’B’C’` có
- `5` mặt, `9` cạnh ( `3` cạnh bên, `6` cạnh đáy), `6` đỉnh
- Hai mặt đáy là tam giác và song song với nhau
- Các mặt bên là các hình chữ nhật
- Các cạnh bên bằng nhau (chiều cao)
- Diện tích xung quanh: `S_(xq)=h. C_(đáy)` với `h` là chiều cao, `C` là chu vi đáy
- Thể tích:`V=h. S_(đáy)` với `h` là chiều cao, `S` là diện tích đáy
|
|
2. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Cho hình lăng trụ đứng tứ giác `ABCD . A’B’C’D’` có
- `6` mặt, `12` cạnh ( `4` cạnh bên, `8` cạnh đáy), `8` đỉnh
- Hai mặt đáy là tứ giác và song song với nhau
- Các mặt bên là các hình chữ nhật
- Các cạnh bên bằng nhau (chiều cao)
- Diện tích xung quanh: `S_(xq)=h.C_(đáy)` với `h` là chiều cao, `C` là chu vi đáy
- Thể tích: `V=h.S _(đáy)` với `h` là chiều cao, `S` là diện tích đáy
Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là lăng trụ đứng tứ giác
|
|
3. Chu vi (P) và diện tích (S) một số hình cơ bản.
a) Hình tam giác:
`P=a+b+c`
`S=1/2 . c.h`
|
|
b) Hình vuông:
`P=4a`
`S=a^2`
|
|
c) Hình chữ nhật:
`P=(a+b).2`
`S=a.b`
|
|
d) Hình bình hành
`P=(a+b).2`
`S=h.b`
|
|
e) Hình thoi
`P=4a`
`S=(m.n)/2`
|
|
f) Hình thang
`P=a+b+c+d`
`S=((a+b).h)/2`
|
|