1. Góc ở tâm
`-` Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm
Ví dụ: `\hat(AOB)` là góc ở tâm (hình 1).
Hình 1
`-` Nếu `0^o<\alpha<180^o` thì cung nằm bên trong góc được gọi là cung nhỏ, cung nằm bên ngoài góc được gọi là cung lớn.
`-` Nếu `\alpha=180^o` thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
`-` Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. Góc bẹt chắn nửa đường tròn.
`-` Kí hiệu cung `AB` là `\stackrel\frown{AB}`
2. Số đo cung
`-` Số đo cung `\stackrel\frown{AB}` được kí hiệu là sđ`\stackrel\frown{AB}`
`-` Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
Ví dụ: `\hat(AOB)=`sđ`\stackrel\frown{AB}` (góc ở tâm chắn cung `AB`) (hình 1)
`-` Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa `360^o` và số đo của cung nhỏ (có chung 2 mút với cung lớn).
`-` Số đo của nửa đường tròn bằng `180^o`, cả đường tròn có số đo `360^o`. Cung không có số đo `0^o` (cung có 2 mút trùng nhau).
3. So sánh hai cung
Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:
`-` Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
`-` Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
4. Định lý
Nếu `C` là một điểm nằm trên cung `AB` thì sđ`\stackrel\frown{AB}=`sđ`\stackrel\frown{AC}+`sđ`\stackrel\frown{CB}`