1. Đọc, đếm, viết các số trong phạm vi 100
+ Các số có hai chữ số bao gồm chữ số hàng chục được viết trước rồi đến chữ số hàng đơn vị.
+ Đọc số: Đọc các số lần lượt từ hàng chục ghép với từ mươi rồi đến chữ số hàng đơn vị.
✩ Trường hợp số có chữ số tận cùng là 1:
- Đọc là “một” khi chữ số hàng chục bằng 1.
- Đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn 1.
✩ Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4:
- Đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 1.
- Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn 1.
✩ Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5: đọc là “lăm”
+ Từ cách đọc, viết các chữ số tương ứng với mỗi hàng rồi ghép lại để được số có hai chữ số.
Ví dụ: Hoàn thành bảng dưới đây:
Viết số
|
Đọc số
|
Chữ số hàng chục
|
Chữ số hàng đơn vị
|
95
|
Chín mươi lăm
|
9
|
5
|
73
|
|
|
|
|
Bốn mươi tư
|
|
|
|
|
2
|
1
|
Lời giải:
Viết số
|
Đọc số
|
Chữ số hàng chục
|
Chữ số hàng đơn vị
|
95
|
Chín mươi lăm
|
9
|
5
|
73
|
Bảy mươi ba
|
7
|
3
|
44
|
Bốn mươi tư
|
4
|
4
|
21
|
Hai mươi mốt
|
2
|
1
|
2. Cấu tạo các số tự nhiên
Trong số có hai chữ số, chữ số viết trước là số hàng chục, số đứng sau là số hàng đơn vị.
Ví dụ: Số 52 gồm 5 chục và 2 đơn vị hay ta viết 52=50+2.
3. So sánh các số có hai chữ số
So sánh hai hoặc nhiều số có hai chữ số:
+ Hai số có cùng chữ số hàng chục thì số nào có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
+ Hai số khác chữ số hàng chục thì số nào có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
+ Hai số có cùng chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị thì hai số đó bằng nhau.