`1`. Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi `100`
Với phép cộng không nhớ các em học sinh thực hiện phép tính theo thứ tự:
+ Lấy chữ số hàng đơn vị cộng với chữ số hàng đơn vị
+ Lấy chữ số hàng chục cộng chữ số hàng chục.
Ví dụ: Thực hiện phép cộng `22 + 26`
|
Hàng chục
|
Hàng đơn vị
|
|
`2`
|
`2`
|
`+`
|
`2`
|
`6`
|
|
`4`
|
`8`
|
|
• Hàng đơn vị: `2` cộng `6` bằng `8`, viết `8`.
• Hàng chục: `2` cộng `2` bằng `4`, viết `4`.
Vậy `22 + 26 = 48`.
|
`2`. Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi `100`
Với phép trừ không nhớ các em học sinh thực hiện phép tính theo thứ tự:
+ Lấy chữ số hàng đơn vị của số bị trừ trừ đi chữ số hàng đơn vị của số trừ.
+ Lấy chữ số hàng chục của số bị trừ trừ đi chữ số hàng chục của số trừ.
Ví dụ: Thực hiện phép cộng `67 - 53`
|
Hàng chục
|
Hàng đơn vị
|
|
`6`
|
`7`
|
`–`
|
`5`
|
`3`
|
|
`1`
|
`4`
|
|
• Hàng đơn vị: `7` trừ `3` bằng `4`, viết `4`.
• Hàng chục: `6` trừ `5` bằng `1`, viết `1`.
Vậy `67 - 53 = 14`.
|
`3`. Các dạng toán thường gặp
`3.1`. Đặt tính rồi tính
+ Khi đặt phép tính cộng, trừ (không nhớ) các em cộng (trừ) lần lượt các số theo thứ tự từ phải sang trái theo các bước:
Bước `1`: Hàng đơn vị cộng (trừ) hàng đơn vị.
Bước `2`: Hàng chục cộng (trừ) hàng chục.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
a) `44 + 13`
|
b) `89 - 54`
|
Lời giải:
a) `44 + 13`
|
• Hàng đơn vị: `4` cộng `3` bằng `7`, viết `7`.
• Hàng chục: `4` cộng `1` bằng `5`, viết `5`.
Vậy `44 + 13 = 57`.
|
b) `89 - 54`
|
• Hàng đơn vị: `9` trừ `4` bằng `5`, viết `5`.
• Hàng chục: `8` trừ `5` bằng `3`, viết `3`.
Vậy `89 - 54 = 35`.
|
`3.2`. Tính nhẩm
+ Khi cộng hai chữ số với nhau, đặt số lớn phía trước và số nhỏ phía sau rồi mới nhẩm đếm.
+ Thực hiện phép cộng (hoặc trừ) hai số tròn chục bằng cách cộng (hoặc trừ) các số của hàng đơn vị rồi cộng các số ở hàng chục.
Ví dụ: Tính nhẩm:
`50 + 30`
|
`20 + 60`
|
`40 + 40`
|
`70 - 10`
|
`80 - 50`
|
`60 - 20`
|
Lời giải:
`50 + 30 = 80`
|
`20 + 60 = 80`
|
`40 + 40 = 80`
|
`70 - 10 = 60`
|
`80 - 50 = 30`
|
`60 - 20 = 40`
|
`3.3`. Thực hiện phép tính
+ Thực hiện phép cộng (hoặc trừ) các số có hai chữ số bằng cách cộng (hoặc trừ) từ phải sang trái các số của hàng đơn vị rồi cộng (hoặc trừ) các số ở hàng chục.
+ Trong một bài toán có nhiều phép tính, các em thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ: Tính:
a) `12 + 23 + 11`
|
b) `97 - 26 - 10`
|
Lời giải:
a) `12 + 23 + 11 = 35 + 11 = 46`
b) `97 - 26 - 10 = 71 - 10 = 61`
`3.4`. Bài toán có lời văn
Để giải các bài toán có lời văn, các em thực hiện các bước sau:
+ Xác định các số đã cho và xác định yêu cầu của bài toán.
+ Dựa vào các từ khóa như “thêm”, “bớt”, “còn lại”, “tất cả”, … để xác định phép tính cho bài toán.
+ Trả lời bài toán.
Ví dụ: Cô giáo có `35` quyển vở. Cô giáo cho bạn Hoa `13` quyển vở. Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu quyển vở?
Lời giải:
Số quyển vở cô giáo còn lại là:
`35 - 13 = 22` (quyển vở)
Đáp số: `22` quyển vở.