1. Góc nội tiếp
+ Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó
+ Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn
Ví dụ: `hat(BAC)` là góc nội tiếp chắn cung `BC`
+ Tính chất: Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng một nửa số đo của cung bị chắn
Ví dụ: `hat(BAC)=1/2 sđ overset(frown)(BC)`
Chú ý:
Trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau ta có:
+ Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau
+ Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau
+ Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng `90^o`) có số đo bằng một nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
+ Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
2. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
+ Xét đường tròn `(O)` như hình vẽ dưới có: Đỉnh `A` nằm trên đường tròn, cạnh `Ax` là một tia tiếp tuyến, còn cạnh kia chứa dây cung `AC`.
Như vậy, `hat(CAx)` là góc tạo bở tia tiếp tuyến và dây cung `AC` nhỏ
+ Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn
Ví dụ: `hat(CAx)=1/2 sd overset(frown)(AC)`
Chú ý: Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Ví dụ: hình vẽ trên có `hat(CAx)=hat(ABC)` (cùng bằng `1/2 overset(frown)(AC)`)