1. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
+ Trong hình bên, góc `hat(BED)` có đỉnh `E` nằm bên trong đường tròn `(O)` được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
+ Quy ước: mỗi góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn hai cung.
Ví dụ: hai cung bị chắn của góc `hat(BED)` là `overset(frown)(AmC)` và `overset(frown)(BnD)`.
+ Định lí: Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.
Ví dụ: `hat(BED)=(sđoverset(frown)(AmC)+sđoverset(frown)(BnD))/2`
2. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
+ Trong các hình dưới, các góc `AFC` đều có đỉnh `F` nằm bên ngoài đường tròn `(O)` và hai cạnh đều có điểm chung với đường tròn.
Các góc đó được gọi là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
+ Quy ước: mỗi góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chắn hai cung.
+ Định lí: Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.
Hình 1: Góc `hat(AFC)` chắn hai cung nhỏ `AC` và `BD`. Số đo `hat(A FC)=(sđoverset(frown)(BD)-sđ overset(frown)(AC))/2`
Hình 2: Góc `hat(AFC` chắn hai cung nhỏ `AC` và `BC`. Số đo `hat(A FC)=(sđ overset(frown)(BC)-sđ overset(frown)(AC))/2`
Hình 3: Góc `hat(AFC` chắn cung nhỏ `AC` và cung lớn `AC`. Số đo `hat(A FC)=(sđoverset(frown)(AC) lớn-sđ overset(frown)(AC)nhỏ)/2`