1. Phép nhân số tự nhiên
a) Phép nhân hai số tự nhiên `a` và `b` cho ta một số tự nhiên `c` được gọi là tích.
- Trong một tích, ta có thể thay dấu `xx` bằng dấu `.`
Kí hiệu: `a.b=c` (hoặc `a xxb = c`)
- Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể bỏ dấu nhân giữa các thừa số.
Chẳng hạn: `x.y = xy; 9.z = 9z; 12.a.b = 12ab …`
b) Tính chất
Giao hoán |
`a.b=b.a` |
Kết hợp |
`(a.b).c=a.(b.c)` |
Nhân với số `1` |
`a.1=1.a=a` |
Phân phối đối với phép cộng và phép trừ |
`a.(b+c) = a.b + a.c`
`a.(b-c) = a.b - a.c`
|
2. Phép chia số tự nhiên
Với hai số tự nhiên `a` và `b` đã cho `(b ne 0)`, ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên `q` và `r` sao cho `a = b.q + r`, trong đó `0 ≤ r ≤ b`.
- Nếu `r = 0` thì ta có phép chia hết `a:b = q`; `a` là số bị chia, `b` là số chia, `q` là thương.
- Nếu `r ne 0` thì ta có phép chia có dư `a:b = q` (dư `r`); `a` là số bị chia, `b` là số chia, `q` là thương, `r` là số dư.