I. Lý thuyết cần nhớ:
II. Các dạng bài tập:
Dạng `1`. Tính
Bước `1`: Đặt tính theo cột dọc: số bị trừ, dấu trừ, số trừ dấu bằng (dấu gạch ngang)
Khi đặt tính chú ý: Các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng chục thẳng hàng với hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị
Bước `2`: Tính, thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái theo các hàng đơn vị, chục.
Chú ý: Nên nhớ vào chữ số ở số trừ để tránh nhầm lẫn khi tính
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: `21 - 9`
- `1` không trừ được `9`, lấy `11` trừ `9` bằng `2`, viết `2` nhớ `1`
- `2` trừ `1` bằng `1`, viết `1`
Vậy: `21 - 9 = 12`
Dạng `2`. Toán đố
Bước `1`: Đọc và phân tích đề.
Bài toán cho đại lượng, yêu cầu tính giá trị ít hơn đại lượng đã cho
Bước `2`: Tìm cách giải phù hợp
Bài toán yêu cầu tính số đại lượng còn lại, bài toán tính giá trị ít hơn, ta thực hiện phép tính trừ
Bước `3`: Trình bày lời giải:
Tóm tắt các đại lượng đề bài đã cho và yêu cầu của đề bài.
Bài giải: thực hiện ghi lời giải, phép tính và đáp số.
Bước `4`: Kiểm tra lại kết quả và phần trình bày của mình.
Ví dụ: Bạn Nam có `12` chiếc giấy khen. Riêng năm học này bạn có `5` cái. Nếu không tính năm học này thì bạn Nam có bao nhiêu giấy khen?
Nếu không tính năm học này thì bạn Nam có số cái giấy khen là?
`12 - 5 = 7` (giấy khen)
Đáp số: `7` giấy khen