Gợi ý
Các con chú ý tới chi tiết: "Đi trong rừng, nghe rất rõ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo."
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn nhiều đáp án đúng
CÁNH RỪNG TRONG NẮNG
Làng tôi ở lưng Trường Sơn, giữa vùng núi non trùng điệp. Một lần, tôi và mấy đứa bạn được ông tôi cho đi thăm rừng. Đứa nào cũng vui.
Hôm đó là một ngày nắng ráo. Ông đưa cho mỗi đứa một tàu lá cọ che nắng. Chưa hết mùa mưa, đâu đâu cũng thấy cây ra thêm chồi và mọc cỏ xanh um. Đi trong rừng, nghe rất rõ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo.
Mặt trời chiếu những luồng sáng qua kẽ lá. Cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán là tròn xoe. Những con sóc nâu cong đuôi nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.
Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc như hiện ra trước mắt chúng tôi: bầy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.
(Vũ Hùng)
Khi đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì?
Tiếng suối róc rách
Tiếng chim hót líu lo.
Tiếng lá cây xào xạc.
Gợi ý
Các con chú ý tới chi tiết: "Đi trong rừng, nghe rất rõ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo."
Tiếng suối róc rách
,Tiếng chim hót líu lo.
Hướng dẫn giải chi tiết
Khi đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe thấy tiếng suối chảy róc rách và tiếng chim hót líu lo.
Nối những đáp án đúng với nhau
NHẬT KÍ TẬP BƠI
Ngày…. tháng….
Hôm nay, mẹ đưa mình đi tập bơi. Mình rất phấn khích vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng rất đẹp. Cô giáo cũng khen đồ bơi của mình đáng yêu.
Đầu tiên, cô dạy mình tập thở. Nhưng khi thở dưới nước, mình toàn bị sặc. Mình sợ đến mức không dám xuống nước nữa. Mẹ bảo do mình chưa quen. Mẹ vỗ về, động viên mình mãi. Thế là mình tiếp tục tập luyển.
Cuối buổi, mình vẫn chưa thở dưới nước được. Mình thấy hơi buồn. Mình nghĩ lần sau, mình sẽ tập tốt hơn.
Ngày… tháng…
Hôm nay, mình đã có cảm giác thích đi bơi. Mình không còn bị sặc nước nữa. Mình đã quen thở dưới nước rồi.
Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác đó thật lạ! Khi đạp chân, mình giống hệt như một con ếch ộp.
Ngày….tháng…..
Học bơi chẳng dễ một chút nào. Thế mà mình đã biết bơi rồi. Mình như một chú cá nhỏ tung tăng trong nước. Kể cũng lạ, hôm trước mình giống ếch, hôm nay mình lại giống cá. Chẳng sao, con nào cũng biết bơi mà. Giống như mình ấy.
(Nguyễn Ngọc Mai Chi)
Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?
Kéo / thả đáp án đúng vào ô trống
Tập nấu ăn
Hôm nay, mình vào bếp cùng mẹ và học được công thức làm món trứng đúc thịt. Món này dễ nấu mà lại ngon. Mình chia sẻ với các bạn. Các bạn thử tham khảo cách làm sau nhé!
- Trứng gà:
- Thịt nạc vai:
- Gia vị:
- Trứng gà: 3 quả
- Thịt nạc vai: 1 lạng
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, hạt tiêu, hành khô
Chọn đáp án đúng nhất
ĐI HỌC VUI SAO
Sáng nay em đi học Bình minh nắng xôn xao Trong lành làn gió mát Mơn man đôi má đào.
Lật từng trang sách mới Chao ôi là thơm tho Này đây là nương lúa Dập dờn những cánh cò.
Bao nhiêu chuyện cổ tích Cũng có trong sách hay Cô dạy múa, dạy hát Làm đồ chơi khéo tay. |
Giờ ra chơi cùng bạn Em náo nức nô đùa Khi mệt lại túm tụm Cùng vẽ tranh say sưa.
Tan học em ùa chạy Đồng quê lúa chín vàng Nhịp chân theo nhịp hát Lòng em vui xốn xang.
|
(Phạm Anh Xuân)
Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?
Bạn nhỏ đi học trong buổi bình minh có nắng, gió.
Bạn nhỏ đi học trong buổi bình minh có mưa, gió.
Bạn nhỏ đi học trong từng trang sách mới.
Gợi ý
Các con chú ý tới đoạn thơ:
"Sáng nay em đi học
Bình minh nắng xôn xao
Trong lành làn gió mát
Mơn man đôi má đào."
Bạn nhỏ đi học trong buổi bình minh có nắng, gió.
Hướng dẫn giải chi tiết
Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh buổi bình minh có nắng, gió.
Nối những đáp án đúng với nhau
Con đường đến trường
Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.
Có đoạn, con đường như buông mình xuống chân đồi. Ngày nắng, tôi và lũ bạn thường thi xem ai chạy nhanh hơn. Gió vù vù bên tai. Đất dưới chân xốp nhẹ như bông, thỉnh thoảng một viên đá dăm hay một viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân.
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt. Để khỏi ngã, tôi thường tháo phăng đôi dếp nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường. Đôi khi chúng tôi phải đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa vì nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.
Cô giáo tôi là người vùng xuôi. Bàn chân cô lẫn vào bàn chân học trò trên con đường đến trường. Ấy là do nhiều hôm mưa rét, cô thường đứng đợi chúng tôi ở những đoạn đường khó đi để đưa chúng tôi đến lớp. Vì thế, tôi chẳng nghỉ buổi học nào.
(Đỗ Đăng Dương)
Con đường đến trường của bạn nhỏ thể hiện lên như thế nào?
Chọn đáp án đúng nhất
Lời giải toán đặc biệt
Vích-to Huy-gô bộc lộ tài năng thơ ca của mình từ rất sớm. Hồi còn là học sinh tiểu học, cậu học chăm, thông minh, giỏi đều các môn.
Một lần, vào giờ kiểm tra Toán cuối năm, trong khi các bạn khác mải miết làm bài thì không hiểu sao Huy-gô lại ngồi cắn bút từ đầu giờ. Thầy giáo cũng sốt ruột thay cho học trò của mình. Chỉ còn hai mươi phút nữa là phải nộp bài. Các bạn xung quanh đã có người làm xong, thế mà Huy-gô vẫn ngồi cắn bút, hai tai đỏ nhừ. Thầy giáo lại giơ đồng hồ ra xem và nhìn Huy-gô. Còn mười lăm phút nữa. Lúc này, Huy-gô bắt đầu đặt bút viết. Thầy giáo thở phào. Nhưng liệu có kịp không nhỉ? Ông lo lắng thay cho Huy-gô.
Huy-gô mải miết viết và may thay, khi tiếng trống báo hết giờ vang lên thì cậu cũng viết xong đáp số và mang bài lên nộp. Thầy giáo liếc nhìn bài của Huy-gô. Đáp số đúng rồi! Chợt thầy reo lên:
- Lời giải bài toán được viết bằng thơ! À, ra thế!
Năm mười sáu tuổi, Huy-gô tham gia một cuộc thi thơ và đoạt giải nhất về thơ của Viện Hàn lâm Tu-lu-dơ. Tên tuổi chú bé nổi tiếng khắp trường.
(Theo Kể chuyện danh nhân thế giới)
Qua giờ kiểm tra Toán, em thấy Huy-gô là người thế nào?
Không chỉ thông minh lại còn có năng khiếu thơ ca.
Không chỉ thông minh lại còn rất chăm chỉ.
Không chỉ nhanh nhẹn lại còn rất thông minh.
Không chỉ thông minh lại còn có năng khiếu thơ ca.
Chọn đáp án đúng nhất
Bài tập làm văn
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”
Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.
Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm: “Em còn giặt bít tất”
Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.” Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả”
Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:
- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!
Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.
(Theo Pi-vô-va-rô-ra)
Vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà.
Vì đó là những việc mà bạn ấy đã từng làm.
Vì những việc mẹ bảo bạn ấy làm giống với những gì bạn ấy viết trong bài tập làm văn.
Vì khi đó Cô-li-a đang rảnh nên em muốn giúp đỡ mẹ.
Vì những việc mẹ bảo bạn ấy làm giống với những gì bạn ấy viết trong bài tập làm văn.
Chọn đáp án đúng nhất
Một tờ giấy trắng Cô gấp cong cong Thoắt cái đã xong Chiếc thuyền xinh quá!
Một tờ giấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô Nhiều tia nắng tỏa. |
Thêm tờ xanh nữa Cô cắt rất nhanh Mặt nước dập dềnh Quanh thuyền sóng lượn.
Như phép mầu nhiệm Hiện trước mắt em: Biển biếc bình minh Rì rào sóng vỗ…
Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô. |
(Nguyễn Trọng Hoàn)
Các câu thơ: Thoắt cái đã xong - Mềm mại tay cô - Cô cắt rất nhanh nói lên điều gì?
Bàn tay cô giáo thật mềm mại, khéo léo.
Bàn tay cô giáo rất đẹp.
Cô giáo rất nhẹ nhàng và ân cần.
Cô giáo vẽ rất đẹp.
Bàn tay cô giáo thật mềm mại, khéo léo.
Chọn đáp án đúng nhất
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu:
- Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào:
- Thế nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Tiếng cười rộ lên. Dấu chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Phỏng theo Trần Ninh Hồ)
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
Bản về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập.
Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu.
Bản về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu.
Kéo / thả đáp án đúng vào ô trống
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu:
- Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào:
- Thế nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Tiếng cười rộ lên. Dấu chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Phỏng theo Trần Ninh Hồ)
Dựa vào lời đề nghị của bác chữ A, sắp xếp các bước mà Hoàng cần thực hiện:
--> -->