Bài tập

star

Câu hỏi số

1/10

clock

Điểm

0

Trên tổng số 100

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Điểm 0

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất

Trong câu sau: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" (Hồ Chí Minh) có sử dụng biện pháp tu từ nào?

Nhân hóa

So sánh

Đảo ngữ

Điệp ngữ

Đáp án đúng là:

Điệp ngữ

Kiểm tra
Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Phương án nào nêu đúng tác dụng của biện pháp điệp ngữ qua từ “tre xanh”  trong câu sau:

                                   Tre xanh

                                    Xanh tự bao giờ?

                                    Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

(Nguyễn Duy)

Thể hiện rõ sức sống và sắc xanh của tre ở mỗi làng quê Việt Nam

Nhấn mạnh vẻ đẹp xanh tươi, sức sống mãnh liệt của lũy tre xanh trên đất nước Việt Nam

Làm nổi bật phẩm chất của con người Việt Nam qua hình ảnh lũy tre xanh

Làm cho câu thơ trở nên cụ thể, gợi hình gợi cảm, sinh động, hấp dẫn

Đáp án đúng là:

Nhấn mạnh vẻ đẹp xanh tươi, sức sống mãnh liệt của lũy tre xanh trên đất nước Việt Nam

Kiểm tra
Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                       Những cánh đồng thơm mát

                               Những ngả đường bát ngát

                               Những dòng sông đỏ nặng phù sa

                               Nước chúng ta           

                               Nước những người chưa bao giờ khuất

                               Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

                               Những buổi ngày xưa vọng nói về

(Nguyễn Đình Thi)

Trong đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi, từ “những” được điệp lại mấy lần?

Ba lần

Bốn lần

Năm lần

Sáu lần

Đáp án đúng là:

Năm lần

Kiểm tra
Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                Những cánh đồng thơm mát

                                Những ngả đường bát ngát

                                Những dòng sông đỏ nặng phù sa

                                Nước chúng ta           

                                Nước những người chưa bao giờ khuất

                                Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

                                Những buổi ngày xưa vọng nói về

(Nguyễn Đình Thi)

Đâu là hiệu quả về mặt nghệ thuật của cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi?

Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn

Làm cho hình ảnh thơ trơ nên cụ thể, giàu cảm xúc

Tạo giọng điệu tha thiết, tự hào cho đoạn thơ

Làm tăng tính nhịp điệu, tạo âm hưởng tự hào tha thiết về đất nước

Đáp án đúng là:

Làm tăng tính nhịp điệu, tạo âm hưởng tự hào tha thiết về đất nước

Kiểm tra
Câu 5

Chọn đáp án đúng nhất

Tìm phương án trả lời đúng nêu các bước cảm thụ về biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn sau:

   Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập.

(Hồ Chí Minh)

(`1`) Đồng thời, cách sử dụng điệp ngữ còn làm tăng tính nhịp điệu, tạo giọng điệu tăng tiến đầy cảm xúc tự hào về đất nước

(`2`) Trong đoạn trích, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ qua cụm từ “Một dân tộc” và “dân tộc”

(`3`) Nhờ việc sử dụng điệp ngữ, tác giả nhấn mạnh độc lập tự do là một điều tất yếu và xứng đáng cho một đất nước kiên cường, bất khuất và chính nghĩa

(`4`) Qua đó, Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc sâu sắc cũng như khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

(`1`), (`2`), (`3`), (`4`)

(`2`), (`3`), (`4`), (`1`)

(`3`), (`4`), (`1`), (`2`)

(`3`), (`2`), (`4`), (`1`)

Đáp án đúng là:

(`2`), (`3`), (`4`), (`1`)

Kiểm tra
Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

                                 Lom khom dưới núi tiều vài chú

                                  Lác đác bên sông chợ mấy nhà

                                                            (Bà Huyện Thanh Quan)

Nhân hóa

So sánh

Điệp ngữ

Đảo ngữ

Đáp án đúng là:

Đảo ngữ

Kiểm tra
Câu 7

Chọn đáp án đúng nhất

Phương án nào nêu đúng khái niệm của biện pháp tu từ đảo ngữ?

Đảo ngữ là một biện pháp tu từ có sự thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc

Đảo ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó

Đảo ngữ là biện pháp tu từ dùng sự vật này để nói về sự vật kia dựa trên mối quan hệ tương đồng làm tăng tính gợi hình gợi cảm và làm nổi bật nội dung định nói đến

Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi cấu trúc câu, đảo vị trí các từ trong câu nhằm làm nổi bật những nội dung định nói đến qua đó làm cho ngôn ngữ cụ thể, sinh động

Đáp án đúng là:

Đảo ngữ là một biện pháp tu từ có sự thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc

Kiểm tra
Câu 8

Chọn đáp án đúng nhất

Câu nào trong đoạn thơ sau chứa biện pháp tu từ đảo ngữ?

                             Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

                             Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

                             Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát

                             Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

                                                                        (Tố Hữu)

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca

Đáp án đúng là:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Kiểm tra
Câu 9

Chọn đáp án đúng nhất

Đâu là tác dụng đúng nhất về nội dung của biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong đoạn thơ của Tố Hữu?

                              – Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

                              Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

                              Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát

                              Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

                                                            (Tố Hữu)

Làm nổi bật những không gian tươi mát, rộng lớn của đất nước với những rừng cọ, đồi chè, đồng xanh, bến nước

Nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc bao la với những không gian xanh tươi, trù phú, thơ mộng và giàu đẹp qua đó làm nổi bật niềm tự hào tha thiết của tác giả với Tổ quốc

Làm tăng nhịp điệu câu thơ, giúp âm hưởng và giọng điệu câu thơ chứa đựng niềm tự hào và niềm vui tha thiết khi thấy quê hương độc lập

Nhấn mạnh tâm trạng vui tươi, phấn khởi của tác giả khi được đi du lịch nhiều nơi trên đất nước, từ miền xuôi đến miền ngược, từ sông Lô đến bến nước Bình Ca

Đáp án đúng là:

Nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc bao la với những không gian xanh tươi, trù phú, thơ mộng và giàu đẹp qua đó làm nổi bật niềm tự hào tha thiết của tác giả với Tổ quốc

Kiểm tra
Câu 10

Chọn đáp án đúng nhất

Đâu là phương án đúng nhất khi nên quy trình cảm thụ về biện pháp đảo ngữ?

(`1`) Chỉ ra biện pháp đảo ngữ được thể hiện qua từ ngữ nào, câu thơ/câu văn nào

(`2`) Gọi tên biện pháp tu từ đảo ngữ

(`3`) Nêu tác dụng về nghệ thuật

(`4`) Nêu tác dụng về nội dung

(`5`) Khẳng định tư tưởng tình cảm của tác giả qua biện pháp đảo ngữ

(`1`), (`2`), (`3`), (`4`), (`5`)

(`2`), (`3`), (`4`), (`5`), (`1`)

(`2`), (`1`), (`4`), (`5`), (`3`)

Đáp án đúng là:

(`2`), (`1`), (`4`), (`5`), (`3`)

Kiểm tra
zalo