Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Từ "nhà em" trong câu sau: "Nhà em có mái ngói đỏ tươi. Nhà em có hàng râm bụt trước nhà. Nhà em có khoảng sân xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em có tiếng chim hót véo von suốt ngày. Nhà em luôn rộn rã tiếng cười. Em rất yêu nhà em!" có sử dụng biện pháp điệp từ không?
Có
Không
Không
Chọn đáp án đúng nhất
Từ nào được điệp lại là biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu, rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung”.
(Tố Hữu)
Rừng
Nhớ
Người
Ai
Nhớ
Chọn đáp án đúng nhất
Tại sao từ "con chim" trong đoạn trích sau không phải là biện pháp điệp ngữ?
Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.
(Châu Loan)
Vì đó chỉ là danh từ lặp lại, có ý nghĩa như một phép liên kết câu (phép lặp)
Vì từ “con chim” không có giá trị tu từ
Cả hai đều đúng
Cả hai đều sai
Cả hai đều đúng
Chọn đáp án đúng nhất
Đâu là hiệu quả về mặt nghệ thuật của cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ sau của Xuân Quỳnh?
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn qua đó nhấn mạnh vai trò của mẹ
Làm cho hình ảnh thơ trơ nên cụ thể, giàu cảm xúc từ đó khẳng định trẻ em là trung tâm của thế giới
Tạo giọng điệu tha thiết, tự hào cho đoạn thơ để nhấn mạnh vẻ đẹp của thế giới
Làm tăng tính nhịp điệu, tạo âm hưởng tha thiết và giọng điệu yêu thương, vỗ về đầy trìu mến mà cả thế giới dành cho em
Làm tăng tính nhịp điệu, tạo âm hưởng tha thiết và giọng điệu yêu thương, vỗ về đầy trìu mến mà cả thế giới dành cho em
Chọn đáp án đúng nhất
Tìm phương án trả lời đúng nêu các bước cảm thụ về biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn sau:
Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
(Nguyễn Trung Thành)
(`1`) Đồng thời, cách sử dụng điệp ngữ còn gây ấn tượng mạnh, làm tăng tính nhịp điệu, tạo giọng điệu xót xa căm giận cho đoạn trích.
(`2`) Trong đoạn trích, tác giả Nguyễn Trung Thành đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ qua cụm từ “đổ ào ào như một trận bão”. Cụm động từ “đổ ào ào” được đảo lên gây ấn tượng mạnh.
(`3`) Nhờ việc sử dụng điệp ngữ, tác giả nhấn mạnh sự khốc liệt, sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh cũng như tội ác của đế quốc Mỹ gây ra cho những cánh rừng xà nu và dân tộc ta
(`4`) Qua đó, Nguyễn Trung Thành thể hiện lòng xót xa trước những đau thương mất mát cũng như căm thù tột độ với tội ác quân xâm lược.
`(1), (2), (3), (4)`
`(2), (3), (4), (1)`
`(3), (4), (1), (2)`
`(3), (2), (4), (1)`
`(2), (3), (4), (1)`
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc lời bài hát sau và trả lời câu hỏi:
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh dòng nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi…
(Hoàng Việt)
Phương án nào chỉ đúng các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích?
Nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ
So sánh, nhân hóa, điệp ngữ
Nhân hóa, điệp ngữ, câu hỏi tu từ
Đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh
Nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi:
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh dòng nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi…
(Hoàng Việt)
Từ nào được dùng như biện pháp đảo ngữ trong lời bài hát của Hoàng Việt?
Róc rách, lá rơi, rừng hát, gió lay cành trúc
Lao xao, rì rào; róc rách, róc rách; xoay tròn
Dòng suối uốn quanh, xoay tròn nước cuốn trôi
Lao xao, rì rào, dòng nước uốn quanh
Lao xao, rì rào; róc rách, róc rách; xoay tròn
Chọn đáp án đúng nhất
Phương án nào nêu đúng khái niệm của biện pháp tu từ điệp ngữ?
Điệp ngữ là một biện pháp tu từ có sự thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.
Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó
Điệp ngữ là biện pháp tu từ dùng sự vật này để nói về sự vật kia dựa trên mối quan hệ tương đồng làm tăng tính gợi hình gợi cảm và làm nổi bật nội dung định nói đến
Điệp ngữ là biện pháp tu từ thay đổi cấu trúc câu, đảo vị trí các từ trong câu nhằm làm nổi bật những nội dung định nói đến qua đó làm cho ngôn ngữ cụ thể, sinh động
Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó
Chọn đáp án đúng nhất
Câu nào trong đoạn thơ sau chứa biện pháp tu từ đảo ngữ?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Quang Dũng)
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chọn đáp án đúng nhất
Đâu là phương án đúng nhất khi nên quy trình cảm thụ về biện pháp điệp ngữ?
`(1)` Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được thể hiện qua từ ngữ nào, câu thơ/ câu văn nào
`(2)` Gọi tên biện pháp tu từ điệp ngữ
`(3)` Nêu tác dụng về nghệ thuật của điệp ngữ
`(4)` Nêu tác dụng về nội dung của điệp ngữ
`(5)` Khẳng định tư tưởng tình cảm của tác giả qua biện pháp điệp ngữ
`(1), (2), (3), (4), (5)`
`(2), (3), (4), (5), (1)`
`(2), (1), (4), (5), (3)`
`(2), (1), (4), (5), (3)`