Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
"Tự sự " là một từ Hán Việt có nghĩa là:
Miêu tả
Kể chuyện
Cảm thụ
Tự truyện
Kể chuyện
Chọn đáp án đúng nhất
Văn kể chuyện thường có sự việc tiêu biểu. Trường hợp nào dưới đây là câu kể:
Chị gà mái mơ mặc một chiếc áo lông vũ êm như mây và nhẹ như bông, có lúc tưởng như chiếc áo ấy được dệt bằng nắng
Dưới tán lá um tùm xanh mơn mởn, chị gà mái mơ lông mượt như tơ đang dạo chơi
Dưới tán lá um tùm xanh mơn mởn, chị gà mái mơ nhổm dậy, xù lông khi thấy diều hâu bay vòng tròn trên cao định cướp con
Dưới tán lá um tùm xanh mơn mởn, chị gà mái mơ dịu dàng ngắm đàn con lông vàng như những cục bông nhỏ xíu
Dưới tán lá um tùm xanh mơn mởn, chị gà mái mơ nhổm dậy, xù lông khi thấy diều hâu bay vòng tròn trên cao định cướp con
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tổ ong lủng lẳng trên cành,
Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
(Hồ Chí Minh)
Trong bài thơ trên, có những nhân vật nào?
Cáo già và ong
Ong và bầy cáo
Cáo già và bầy ong
Tổ ong, cáo già và thợ săn
Cáo già và bầy ong
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tổ ong lủng lẳng trên cành,
Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
(Hồ Chí Minh)
Sự việc nào KHÔNG được nói tới trong bài thơ trên là gì?
Thấy tổ ong lủng lẳng trên cành bên trong rất nhiều mật nhộng thơm ngon, cáo già liền nhè nhẹ lên cây định giằng lấy ăn ngay cho giòn
Trong khu rừng nọ, cả bầy ong say sưa xây tổ, cáo thấy vậy cũng nhè nhẹ lên cây giúp đỡ nhưng không may sa xuống
Ong thấy cáo muốn cướp nhộng con, bèn bàn nhau xúm lại vây tròn cáo già. Bầy ong cùng nhau châm khắp đầu, khắp mắt cáo già khiến cáo đau quá phải sa luôn xuống đất
Kết thúc, đàn ong nhỏ bé nhưng đã dũng cảm, đoàn kết, kiên cường cùng đồng tâm hiệp lực đã thắng được cáo
Trong khu rừng nọ, cả bầy ong say sưa xây tổ, cáo thấy vậy cũng nhè nhẹ lên cây giúp đỡ nhưng không may sa xuống
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tổ ong lủng lẳng trên cành,
Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
(Hồ Chí Minh)
Bài học nào đúng nhất khi nói về ý nghĩa của câu chuyện "Con cáo và tổ ong" của Hồ Chí Minh?
Đoạn thơ khuyên chúng ta cần có tinh thần kiên cường bền bỉ sẽ có thể chiến thắng kẻ thù và làm được những việc lớn lao
Đoạn thơ khuyên ta phải có tinh thần nhân đạo, biết giúp đỡ nhau để chiến thắng kẻ thù cho dù chúng to lớn nhất
Bài thơ khuyên ta cần có tinh thần đoàn kết, ca ngợi sức mạnh của sự đồng lòng hiệp sức để chiến thắng kẻ thù cũng như chinh phục những khó khăn
Bài thơ khẳng định sức mạnh của tình yêu thương, nó giúp ta có thể chiến thắng mọi kẻ thù cũng như mọi khó khăn trong cuộc sống
Bài thơ khuyên ta cần có tinh thần đoàn kết, ca ngợi sức mạnh của sự đồng lòng hiệp sức để chiến thắng kẻ thù cũng như chinh phục những khó khăn
Chọn đáp án đúng nhất
Cho đề bài sau:
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm thật tội nghiệp.
(Trần Hoài Dương)
Dựa vào đoạn trích trên, hãy đóng vai bác gấu tưởng tượng và kể lại cuộc sống của mình trong mùa đông.
Hình thức bài văn theo đề bài em phải cần làm là?
Văn kể chuyện sáng tạo
Văn tả cảnh thiên nhiên
Văn cảm thụ về bác gấu
Văn tả cảnh sinh hoạt ở khu rừng
Văn kể chuyện sáng tạo
Chọn đáp án đúng nhất
Cho đề bài sau:
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm thật tội nghiệp.
(Trần Hoài Dương)
Dựa vào đoạn trích trên, hãy đóng vai bác gấu tưởng tượng và kể lại cuộc sống của mình trong mùa đông.
Khi làm bài văn trên, ngôi kể trong bài làm là?
Ngôi thứ nhất, người kể chuyện là chim họa mi, xưng "tôi"
Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là bác gấu, xưng "tôi"
Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện ẩn đi
Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện là bản thân em
Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là bác gấu, xưng "tôi"
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: – "Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!"
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
"Ậm ò" tìm gọi mãi…
(Phạm Hổ)
Phương án nào nêu đúng nhân vật chính trong bài thơ "Chú bò tìm bạn"?
Chú bò
Tre
Mây
Nước
Chú bò
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: – “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
"Ậm ò" tìm gọi mãi…
(Phạm Hổ)
Sắp xếp trình tự đúng các các sự việc xảy ra trong bài thơ "Chú bò tìm bạn":
`(1)` Bò thấy bóng mình tưởng là bạn nên rất ngỡ ngàng bèn cất tiếng chào
`(2)` Nước đang nằm nhìn mây, thấy bò chào bạn, liên cười nhoẻn miệng
`(3)` Khi mặt trời rúc bụi tre cũng là lúc bò ta ra sông uống nước
`(4)` Bóng bò dưới nước tan biến, bò tưởng bạn đi đâu nên "ậm ò" tìm gọi mãi
`(1), (2), (3), (4)`
`(3), (1), (2), (4)`
`(3), (2), (1), (4)`
`(4), (3), (1), (2)`
`(3), (1), (2), (4)`
Chọn đáp án đúng nhất
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: – "Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!"
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
"Ậm ò" tìm gọi mãi…
(Phạm Hổ)
Cho đề bài sau: Từ bài thơ “Chú bò tìm bạn” hãy đóng vai nhân vật Mây tưởng tượng kể lại câu chuyện của chú bò
Em hãy cho biết, hình thức bài văn khi kể chuyện theo đề bài trên cần có mấy phần?
Theo lời của chú bò viết theo cấu trúc ba phần gồm: mở truyện, thân truyện, kết truyện
Theo lời của chú bò kể lại sự nhầm lẫn của mình không cần theo kết cấu có thể tùy hứng
Viết thành đoạn văn tự sự theo lời kể của Mây về chú bò
Theo lời của Mây kể lại câu chuyện theo các sự việc, bài gồm mở truyện, thân truyện, kết truyện
Theo lời của Mây kể lại câu chuyện theo các sự việc, bài gồm mở truyện, thân truyện, kết truyện