Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Phép `............` là phép liên kết có những từ câu sau thay thế cho những từ câu trước mà không thay đổi về nghĩa
Chọn phương án trả lời đúng điền vào chỗ trống trong câu trên:
Phép lặp
Phép thế
Phép nối
Phép liên tưởng
Phép thế
Chọn đáp án đúng nhất
Trong câu sau có sử dụng mấy phép liên kết câu:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông là tác giả của "Truyện Kiều"
Một
Hai
Ba
Bốn
Một
Chọn đáp án đúng nhất
"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng, măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín cây non, ủ kẽ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con còn non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?"
(Sưu tầm)
Phép liên kết nào được sử dụng trong trường hợp trên?
Phép lặp
Phép thế
Phép nối
Phép nối, phép lặp
Phép lặp
Chọn đáp án đúng nhất
Đâu là đáp án KHÔNG đúng khi nói về tác dụng các phép liên kết?
Dùng để nối các câu trong đoạn
Giúp câu văn uyển chuyển, linh hoạt, tránh lặp lại
Nhờ phép liên kết, ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn
Giúp tăng tính hình tượng, tạo âm hưởng cho đoạn trích
Giúp tăng tính hình tượng, tạo âm hưởng cho đoạn trích
Chọn đáp án đúng nhất
Tác dụng của phép nối trong các câu là:
Dùng để liên kết đoạn với đoạn
Dùng để liên kết các câu trong đoạn, khiến nội dung được thể hiện rõ ràng, logic
Dùng để làm nổi bật nội dung, nghệ thuật trong đoạn
Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu văn
Dùng để liên kết các câu trong đoạn, khiến nội dung được thể hiện rõ ràng, logic
Chọn đáp án đúng nhất
Phép liên kết nào được dùng trong đoạn trích sau:
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?"
(Tố Hữu)
Phép lặp
Phép nối
Phép thế
Không có phép liên kết nào
Phép lặp
Chọn đáp án đúng nhất
Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:
sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước
sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Chọn đáp án đúng nhất
Những từ nào sau đây thường được dùng trong phép thế?
Đây, đó, kia, thế, vậy…
Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Đây, đó, kia, thế, vậy…
Chọn đáp án đúng nhất
Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
Cái này, điều ấy, việc đó,… hắn, họ, nó,…
Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây chưa chính xác khi nói về phép liên kết trong câu?
Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
Việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết
Việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết