Bài tập

star

Câu hỏi số

1/10

clock

Điểm

0

Trên tổng số 100

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Điểm 0

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

    Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

    Đòi người làm chứng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

    Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội…".

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Hai người đàn bà vì sao phải đến công đường?

Vì họ cùng thấy oan ức khi tấm vải bỗng nhiên bị người khác cướp mất

Vì họ tranh giành một tấm vải, không ai chịu nhường ai nên đành nhờ quan phân xử

Vì họ tranh giành miếng vải mà quan xử nhiều ngày nhưng vẫn chưa thỏa đáng

Vì họ đã đi nhiều nơi nhưng không được ai phân xử thỏa đáng

Đáp án đúng là:

Vì họ tranh giành một tấm vải, không ai chịu nhường ai nên đành nhờ quan phân xử

Kiểm tra
Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

    Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

    Đòi người làm chứng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

    Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội…".

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Phương án nào trả lời KHÔNG đúng biện pháp của quan để tìm chủ nhân của tấm vải:

Đòi người làm chứng nhưng không có

Kiểm tra bàn tay của hai người đàn bà

Cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau

Quan đã ra lệnh xé tấm vải làm đôi, mỗi người một nửa

Đáp án đúng là:

Kiểm tra bàn tay của hai người đàn bà

Kiểm tra
Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

    Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

    Đòi người làm chứng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

    Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội…".

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì:

Đó là người biết rõ giá trị của tấm vải rất quý giá, khi xé đôi thì tấm vải không còn giá trị như ban đầu

Vì đó là người rất sợ hãi khi lần đầu đứng trước mặt quan nên không biết nói dối, vì vậy quan nhận ra ai là người trung thực

Đó là người đã gặp quan trước khi xử kiện, quan đã hỏi han và biết rõ nội tình nên dễ dàng xử kiện

Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, nên bật khóc khi tấm vải bị xé; còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không đổ mồ hôi công sức nên không tiếc xót

Đáp án đúng là:

Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, nên bật khóc khi tấm vải bị xé; còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không đổ mồ hôi công sức nên không tiếc xót

Kiểm tra
Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

    Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

    Đòi người làm chứng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

    Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội…".

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Đâu là phương án trả lời chưa phù hợp về ý nghĩa nhân vật và thông điệp đoạn trích?

Căn dặn mỗi người cần có của phải biết giữ, tránh để kẻ gian lợi dụng rồi tiền mất tật mang

Ca ngợi tài năng xử kiện như thần của viên quan

Đề cao những phẩm chất như liêm chính, công minh, trí tuệ của người cầm cán cân công lí

Thể hiện ước mơ có những người có tài năng, trí tuệ và phẩm chất chí công vô tư giúp dân, giúp đời

Đáp án đúng là:

Căn dặn mỗi người cần có của phải biết giữ, tránh để kẻ gian lợi dụng rồi tiền mất tật mang

Kiểm tra
Câu 5

Chọn đáp án đúng nhất

Khi cảm thụ một văn bản tự sự, ta cần phải tìm hiểu về nhân vật, sự việc, chi tiết trong truyện. Đúng hay sai?

Đúng

Sai

Đáp án đúng là:

Đúng

Kiểm tra
Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lương Ngọc Quyến

    Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

(Theo Lương Quân)

Sự việc nào KHÔNG đúng về Lương Ngọc Quyến?

Ông nuôi ý chí khôi phục nọn sông, tìm đường sang Nhật học quân sự

Ông sang Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống Pháp

Bị bắt về nước, bị tra tấn dã man: bị khoét bàn chân, luồn dây thép buộc vào xích sắt

Sang Pháp, viết văn làm báo tuyên truyền cách mạng

Đáp án đúng là:

Sang Pháp, viết văn làm báo tuyên truyền cách mạng

Kiểm tra
Câu 7

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lương Ngọc Quyến

    Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

(Theo Lương Quân)

Nhân vật Lương Ngọc Quyến nổi bật với phẩm chất gì?

Mưu trí, dũng cảm và có chiến lược sáng suốt khi tham gia chống Pháp

Gan dạ, dũng cảm, có lòng yêu nước và trung thành lí tưởng cách mạng

Có lời nói và hành động đã thức tỉnh lòng yêu nước của các thế hệ người Việt Nam

Có tinh thần nhân đạo sâu sắc, cao đẹp

Đáp án đúng là:

Gan dạ, dũng cảm, có lòng yêu nước và trung thành lí tưởng cách mạng

Kiểm tra
Câu 8

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con với mẹ như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!"

(Theo Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

Người mẹ trong đoạn trích là người thế nào?

Là người bị tổn thương vì sự hỗn láo của con mình

Là người đã vất vả chăm sóc con, lo lắng đau khổ khi con bị bệnh, sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình vì con

Người mẹ quá đau khổ nên đã nhờ cha nói hộ nỗi lòng mình với En-ri-cô

Là người phụ nữ đáng thương khi biết con mình là một kẻ tàn nhẫn, vô tâm

Đáp án đúng là:

Là người đã vất vả chăm sóc con, lo lắng đau khổ khi con bị bệnh, sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình vì con

Kiểm tra
Câu 9

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con với mẹ như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!"

(Theo Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

Đâu là phương án trả lời không chính xác về người cha trong câu chuyện:

Người cha rất nghiêm khắc khiển trách, phân tích và chỉ ra những lời nói và hành động vô tâm của con

Người cha thấu hiểu nỗi vất vả, hi sinh của vợ với con mình nhưng cũng đau lòng khi thấy con vô tâm

Người cha ruồng rẫy, mắng mỏ và không thể tha thứ với hành động của con mình

Người cha khéo léo dùng lời lẽ và tình thương để thức tỉnh con, giúp con biết hành xử đúng mực với mẹ

Đáp án đúng là:

Người cha ruồng rẫy, mắng mỏ và không thể tha thứ với hành động của con mình

Kiểm tra
Câu 10

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con với mẹ như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!"

(Theo Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

Để làm nổi bật tâm trạng của người cha, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

So sánh, điệp ngữ

Nhân hóa, so sánh

Điệp ngữ, đảo ngữ

So sánh, đảo ngữ

Đáp án đúng là:

So sánh, điệp ngữ

Kiểm tra
zalo