Bài tập

star star star

Câu hỏi số

1/7

clock

Điểm

0

Trên tổng số 70

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7

Điểm 0

Câu 1

Kéo / thả đáp án đúng vào ô trống

Đọc đoạn thơ sau:

"Hà Nội có Hồ Gươm
        Nước xanh như pha mực
        Bên hồ ngọn Tháp Bút
      Viết thơ lên trời cao."

Sắp xếp vị trí các ý sau để được một đoạn văn cảm nhận về biện pháp nhân hóa trong hai câu cuối hoàn chỉnh:

3 3
2 2
4 4
1 1

Phép nhân hóa khiến ngọn Tháp Bút hiện lên sống động, có hồn như người thi sĩ tài hoa đang viết lên bầu trời xanh thẳm những vần thơ.

Qua nghệ thuật nhân hóa ấy, tác giả thể hiện niềm yêu quí Hà Nội và tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc.

Tác giả đã nhân hóa “ngọn Tháp Bút” qua từ “viết thơ lên trời cao”.

Ngoài ra, nó còn giúp cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh, cụ thể, gợi hình, gợi cảm và hấp dẫn.

Đáp án đúng là:

         Tác giả đã nhân hóa “ngọn Tháp Bút” qua từ “viết thơ lên trời cao”. Phép nhân hóa khiến ngọn Tháp Bút hiện lên sống động, có hồn như người thi sĩ tài hoa đang viết lên bầu trời xanh thẳm những vần thơ. Qua nghệ thuật nhân hóa ấy, tác giả thể hiện niềm yêu quí Hà Nội và tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc. Ngoài ra, nó còn giúp cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh, cụ thể, gợi hình, gợi cảm và hấp dẫn.

Kiểm tra
Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất:

 Cụm từ "đẫm nắng trời", "trọn đời" trong hai câu thơ sau được cho là độc đáo, đặc sắc, giàu sức gợi hình, gợi cảm trong Hành trình của bầy ong- Nguyễn Đức Mậu.

"Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa."

Đúng

Sai

Đáp án đúng là:

Đúng

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Từ hay trong câu là "đẫm nắng trời" và " trọn đời". 

- Từ "đẫm" ở đây thể hiện được rõ cái vất vả đủ đầy mà đôi cánh bé nhỏ của ong chứa đựng.

- Từ "trọn đời" thể hiện được sự chăm chỉ, siêng năng, bay khắp nơi tìm mật.

Vậy nhưng hành trình đó xuyên suốt cuộc đời trải rộng ra cả không gian và thời gian. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.

Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Tác dụng của phép so sánh trong câu ca dao là gì?

“Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”

                                                                                 (Ca dao)

Miêu tả sinh động giọt mồ hôi của người nông dân nổi bật, to, trong như giọng hát của người ca sĩ.

Miêu tả sinh động âm thanh của giọt mồ hôi rơi xuống ruộng cày. Từ đó giúp người đọc hình dung được rõ ràng, thấm thía hơn về sự vất vả của người nông dân.

Hình ảnh so sánh gợi lên khung cảnh làm việc của người dân đang làm đồng, giọt mồ hôi trông thật đẹp và ấn tượng.

Xem gợi ý

Gợi ý

Phép so sánh trong câu thơ: "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày".

Đáp án đúng là:

Miêu tả sinh động âm thanh của giọt mồ hôi rơi xuống ruộng cày. Từ đó giúp người đọc hình dung được rõ ràng, thấm thía hơn về sự vất vả của người nông dân.

Kiểm tra
Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ sau:

"Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa"

                     (Xuân Diệu)

Nhấn mạnh cảm xúc vui sướng của tác giả khi đến mùa xuân.

Nhấn mạnh tình yêu mùa xuân và dang tay đón mùa xuân.

Nhấn mạnh con người sống trong mùa xuân, ngày nào cũng vui. Niềm vui như một vị thần sáng sớm nào cũng gõ của từng nhà.

Xem gợi ý

Gợi ý

Phép nhân hóa niềm vui thành một vị thần.

Đáp án đúng là:

Nhấn mạnh con người sống trong mùa xuân, ngày nào cũng vui. Niềm vui như một vị thần sáng sớm nào cũng gõ của từng nhà.

Kiểm tra
Câu 5

Chọn đáp án đúng nhất

Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là:

“Cái nết đánh chết cái đẹp.”

Coi trọng phẩm chất; nhân cách của con người hơn hình thức bề ngoài.

Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.

Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.

Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Đáp án đúng là:

Coi trọng phẩm chất; nhân cách của con người hơn hình thức bề ngoài.

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Nết na, hiền dịu, vẻ đẹp nội tâm nói chung sẽ chiếm được cảm tình của người ta hơn là bề ngoài đẹp đẽ mà hư hỏng, mất nết. Đây là một quan niệm đạo đức.

Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất

Cảm xúc của tác giả được chứa đựng trong câu thơ: "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn." được thể hiện như thế nào?

Đất nước Việt Nam trù phú, giàu có.

Lòng tự hào của tác giả về đất nước Việt Nam giàu có, trù phú.

Việt Nam là một đất nước rộng lớn.

Việt Nam trồng rất nhiều lúa và người nông dân rất vất vả.

Đáp án đúng là:

Lòng tự hào của tác giả về đất nước Việt Nam giàu có, trù phú.

Kiểm tra
Câu 7

Chọn đáp án đúng nhất

Cho câu văn sau: "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ."

Ý nào dưới đây không phải là tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn?

 

Làm cho câu văn thêm hay, sinh động và giàu hình ảnh hơn.

Gợi tả niềm vui của cả thành phố khi Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Gợi tả hoa phượng nở rất nhiều, đồng loạt, màu đỏ tràn ngập không gian.

Gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, thăm tươi của hoa phượng mang theo cả niềm vui, hạnh phúc, ước mơ,... và tình cảm yêu mến của tác giả cho loài hoa này.

Đáp án đúng là:

Gợi tả niềm vui của cả thành phố khi Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu văn miêu tả khung cảnh Tết với câu đối đỏ nên hình ảnh của hoa phượng không thể hiện ý nghĩa câu văn.

zalo