Bài tập

star star star

Câu hỏi số

1/7

clock

Điểm

0

Trên tổng số 70

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7

Điểm 0

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

 "Dù giáp mặt cùng biển rộng

     Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

       Bỗng... nhớ một vùng núi non."

                                                                        (Trích Cửa sông, Quang Huy)

Phép nhân hóa ở khổ thơ có tác dụng gì?

Làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, giàu cảm xúc.

Thể hiện nỗi lòng nhớ thương, tri ân của cửa sông đối với cội nguồn.

Làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, giàu cảm xúc và thể hiện nỗi lòng nhớ thương, tri ân của cửa sông đối với cội nguồn.

Làm nổi bật tấm lòng của cửa sông.

Đáp án đúng là:

Làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, giàu cảm xúc và thể hiện nỗi lòng nhớ thương, tri ân của cửa sông đối với cội nguồn.

Kiểm tra
Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn trích sau:

          "Hồi đó, trong suốt thời gian sống trong chiếc kén tối đen, tôi ngủ li bì bất kể ngày đêm và không hề mộng mị. Vậy mà giờ đây trên cánh đồng hoa anh túc này, mỗi khi uống say những giọt trà sữa với nhiều hương vị ngọt ngào khác nhau, tôi lại cất cánh bay rập rờn và mơ mộng vẩn vơ. Có lúc tôi bay va vào người những dân làng đang lom khom thu hoạch mùa hoa. Họ ngắt hoa, cho hoa vào trong chiếc gùi đeo trên lưng. Họ không nhìn thấy tôi hay là họ tưởng tôi cũng là một đóa hoa? Nhưng tôi không phải là hoa đỏ mà là hoa vàng. Tôi có đôi cánh lộng lẫy như được dát vàng, và mỗi lần tôi xòe cánh ra, tôi tin chắc những đóa hoa phải nhắm mắt lại vì chói nắng."

Nhấn mạnh sự trải nghiệm của con bướm nhỏ.

Tăng thêm sự sinh động của bức tranh thiên nhiên.

Diễn tả hành trình của con bướm nhỏ và bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn.

Làm hiện lên bức tranh sinh động với những cảm xúc và ý nghĩ thú vị của con bướm nhỏ.

Xem gợi ý

Gợi ý

Nhân hóa con bướm cũng có suy nghĩ, cảm xúc như con người.

Đáp án đúng là:

Làm hiện lên bức tranh sinh động với những cảm xúc và ý nghĩ thú vị của con bướm nhỏ.

Kiểm tra
Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Việc lặp lại từ “gió” trong các câu văn sau có tác dụng gì?

          Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất có nhiều gió. Gió đưa trong lời mẹ ru. Gió đẩy cánh võng trưa nồng. Gió bay mái tóc thiếu nữ có đôi má buồn chiều chiều vẫn giặt áo bên bờ kênh. Gió không còn xa lạ gì với tôi, thậm chí lắm khi tôi nghĩ trong hồn tôi luôn chứa đầy gió, lúc vi vu, lúc ồn ã, lúc hiu hắt, lúc căm căm. Nếu không gặp gió bạt ngàn trên đồi cỏ tuổi thơ, chắc rằng đời sống của tôi sẽ trống trải lắm. Tôi giàu có gió, mà cũng có thể tôi là gió thỉnh thoảng giật thành bão trong mỗi giấc mơ xa nhà.

                                               (Trích Đi trong gió chiều cuối năm, Lê Thiếu Nhơn)

Nhấn mạnh sự vật có sức ám ảnh, gây nhiều cảm xúc, theo suốt từ tuổi thơ tác giả cho đến khi trưởng thành. Đồng thời, việc lặp từ có tác dụng liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn văn.

Thể hiện sự gắn bó của tác giả đối với “gió”. Đó là những tình cảm rất chân thành và gợi nhớ tình yêu quê hương.

Miêu tả “gió” ở các thời điểm khác nhau và trạng thái khác nhau. Từ đó, tác giả thể hiện cảm xúc chân thành của mình.

Đáp án đúng là:

Nhấn mạnh sự vật có sức ám ảnh, gây nhiều cảm xúc, theo suốt từ tuổi thơ tác giả cho đến khi trưởng thành. Đồng thời, việc lặp từ có tác dụng liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn văn.

Kiểm tra

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm tiếp bài này!

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm tiếp bài này!

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm tiếp bài này!

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm tiếp bài này!

zalo