1. Thứ tự thực hiện phép tính
- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
+ Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có phép tính nhân và chia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ bên trái sang phải.
+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.
+ Khi biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
- Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc:
+ Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
+ Khi biểu thức có chứa các dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính là:
( ) → [ ] → { }
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:
`0,8-[5,9+(0,6-3,5:(7/3)^2)]`
`=8/10-[59/10+(6/10-35/10:(49/9))]`
`=4/5-[59/10+(3/5-7/2 . 9/49)]`
`=4/5-[59/10+(3/5-9/14)]`
`=4/5-[59/10+(42/70-45/70)]`
`=4/5-[413/70+(-3/70)]`
`=4/5-410/70`
`=4/5-41/7`
`=-177/35`
2. Quy tắc dấu ngoặc
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “`+`” đằng trước, ta giữa nguyên dấu của các số hạng bên trong dấu ngoặc.
`a + (b + c) = a + b + c`
`a + (b – c) = a + b – c`
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “`–`” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng bên trong dấu ngoặc:
- Dấu “`+`” đổi thành dấu “`–`”
- Dấu “`–`” đổi thành dấu “`+`”.
`a – (b + c) = a – b – c`
`a – (b – c) = a – b + c`
- Lưu ý: Nếu đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc có dấu “`–`” đằng trước thì phải đổi dấu các số hạng đó.