1. Biểu đồ đoạn thẳng
`-` Biểu đồ đoạn thẳng là đường gấp khúc nối từng điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.
`-` Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm:
+ Trục nằm ngang biểu diễn các đối tượng thống kê.
+ Trục thẳng đứng biểu diễn tiêu chí thống kê và trên trục đó đã xác định độ dài đơn vị thống kê.
+ Mỗi điểm được xác định bởi một đối tượng thống kê và số liệu thống kê theo tiêu chí của đối tượng đó.
+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng
Chú ý: Có thể dùng biểu tượng khác như dấu chấm tròn, dấu nhân, …. để biểu diễn các điểm.
Ví dụ: Thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) ở một số năm trong giai đoạn từ năm `1986` đến năm `2020`.
Trong biểu đồ trên, ta thấy:
`+` Trục ngang biểu diễn các đối tượng thống kê là các năm: `1986`, `1991`, `2010`, `2017`, `2018`, `2019`, `2020`.
`+` Trục đứng biểu diễn các đối tượng thống kê là thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) trong những năm trên.
`+` Đường gấp khúc gồm các đoạn thẳng nối liền liên tiếp `7` điểm. Mỗi điểm được xác định bởi năm thống kê và thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam trong năm đó.
2. Phân tích và xử lý dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng
Muốn đọc và phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ đoạn thẳng, ta cần chú ý các đặc điểm sau:
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
- Đơn vị thời gian là gì?
- Thời điểm nào số liệu cao nhất?
- Thời điểm nào số liệu thấp nhất?
- Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?
- Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?
Nhận xét: Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta xác định xu hướng tăng hoặc giảm của tập số liệu trong một khoảng thời gian nhất định.