1. Biểu thức số
`-` Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) tạo thành một biểu thức số. Đặc biệt, mỗi số cũng được coi là một biêu thức số.
`-` Trong biểu thức số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
`-` Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức đại số, ta nhận được một số. Số đó được gọi là giá trị của biểu thức số đã cho.
2. Biểu thức đại số
`-` Trong một biểu thức đại số, các chữ (nếu có) dùng để thay thế hay đại diện cho những số nào đó được gọi là các biến số (gọi tắt là các biến).
`-` Các số, biến số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa làm thành một biểu thức đại số. Đặc biệt, biểu thức số cũng là biểu thức đại số.
`-` Trong biểu thức đại số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện của phép tính.
Chú ý:
`+` Để cho gọn, khi viết các biểu thức đại số ta không viết các dấu nhân giữa các biến, cũng như giữa biến và số.
Chẳng hạn: `a.b` và `2.a` tương ứng có thể viết `ab` và `2a`
`+` Thông thường, `1xy` viết là `xy;(-1)ab` viết là `-ab`
`+` Với các biến, ta cũng có thể áp dụng các quy tắc và tính chất của các phép tính như đối với các số.
Chẳng hạn: `x+x=2x;x.x.x=x^3;x+y=y+x`
`x(y+z)=xy+xz;-(x+y-z)=-x-y+z`
3. Giá trị của biểu thức đại số
Muốn tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay giá trị đã cho của mỗi biến vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Ví dụ: Một người đi ô tô với vận tốc `60` `km//h` trong `x` giờ, sau đó tiếp tục đi xe đạp với vận tốc `14` `km//h` trong `y` giờ. Hãy viết biểu thức biểu thị tổng quãng đường người đó đi được.
Giải:
Quãng đường người đó đi ô tô được trong `x` giờ là `60x` `(km)`
Quãng đường người đó đi xe đạp được trong y giờ là `14y` `(km)`
Biểu thức biểu thị tổng quãng đường người đó đi được là `60x+14y` `(km)`.