1. Hình lăng trụ đứng tam giác
Nhìn hình trên ta thấy hình lăng trụ đứng tam giác `ABCA'B'C'` có:
`+` Đáy dưới `ABC` và đáy trên `A'B'C'`;
`+` Các mặt bên: `A A'B'B`; `BB'C'C`; `A A'C'C`;
`+` Các cạnh đáy: `AB, BC, AC, A'B', B'C', A'C'`;
`+` Các cạnh bên: `A A', BB', C C'`;
`+` Các đỉnh: `A, B, C, A', B', C'`.
`-` Hình lăng trụ đứng tam giác có `5` mặt, `9` cạnh, `6` đỉnh.
`-` Hai mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau;
`-` Các mặt bên đều là hình chữ nhật;
`-` Các cạnh bên đều bằng nhau;
`-` Chiều cao là độ dài của một cạnh bên.
2. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Nhìn hình trên ta thấy hình lăng trụ đứng tứ giác `ABCDA'B'C'D'` có:
`+` Đáy dưới `ABCD` và đáy trên `A'B'C'D'`;
`+` Các mặt bên: `A A'B'B`; `BB'C'C`; `C C'D'D`; `DD'A' A`;
`+` Các cạnh đáy: `AB, BC, CD, DA, A'B', B'C', C'D', D'A'`;
`+` Các cạnh bên: `A A', BB', C C', DD'`;
`+` Các đỉnh: `A, B, C, D, A', B', C', D'`.
`-` Hình lăng trụ đứng tứ giác có `6` mặt, `12` cạnh, `8` đỉnh.
`-` Hai mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau;
`-` Các mặt bên đều là hình chữ nhật;
`-` Các cạnh bên đều bằng nhau;
`-` Chiều cao là độ dài của một cạnh bên.
Lưu ý: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng tứ giác.
3. Thể tích và diện tích xung quanh
`-` Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác đều bằng diện tích đáy nhân với chiều cao:
`V=S.h`
`-` Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác đều bằng chu vi đáy nhân với chiều cao:
`S_xq= C.h`