1. Hai góc kề nhau
Hai góc kề nhau `hat(xOz)` và `hat(yOz)` có tính chất:
`-` Có chung đỉnh `O`;
`-` Có một cạnh chung `(Oz)`;
`-` Hai cạnh còn lại `(Ox, Oy)` nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung.
`-` `hat (xOy)` khác góc bẹt:
`hat(xOz)+hat(yOz)=hat(xOy)`
2. Hai góc kề nhau. Hai góc kề bù
`-` Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng `180^o`.
`-` Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau.
Hai góc `hat(xOz)` và `hat(yOz)` có các tính chất:
`-` Có chung đỉnh `O`;
`-` Có một cạnh chung `(Oz)`;
`-` Hai cạnh còn lại `(Ox, Oy)` là hai tia đối nhau
`-` `hat (xOy)` khác góc bẹt:
`hat(xOz)+hat(yOz)=hat(xOy)=180^o`
3. Hai góc đối đỉnh
`-` Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh góc kia.
Ở hình bên ta thấy hai góc `hat(xOt)` và `hat(yOz)` là hai góc đối đỉnh.
`-` Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
4. Tia phân giác của một góc
`-` Vẽ tia phân giác bằng compa:
`+` Bước 1: Trên tia `Ox` lấy điểm `A` bất kì (`A` khác `O`), Vẽ một phần đường tròn tâm `O` bán kính `OA`, cắt tia `Oy` tại điểm `B`.
`+` Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm `A` bán kính `AO`.
`+` Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm `B` bán kính `BO`, cắt phần đường tròn tâm `A` bán kính `AO` tại điểm `C` nằm trong góc `xOy`.
`+` Bước 4: Vẽ tia `OC`, ta được tia phân giác của góc `xOy`.
`-` Vẽ tia phân giác bằng thước thẳng:
`+` Bước 1: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với một cạnh của góc đó. Dùng bút, vạch một vạch thẳng theo cạnh kia của thước.
`+` Bước 2: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh còn lại của góc đó. Dùng bút, vạch một vạch thẳng theo cạnh kia của thước.
`+` Bước 3: Hai nét vạch thẳng vẽ ở Bước 1 và Bước 2 cắt nhau tại điểm `K` nằm trong góc đó. Nối điểm gốc với điểm vừa tìm được, ta được tia phân giác của góc đó.
Nhận xét: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là trục đối xứng của góc đó.