1. Định nghĩa
Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.
Trên hình vẽ ta có:
`-` Đoạn thẳng `AB`; trung điểm `I` của đoạn thẳng `AB`;
`-` Đường thẳng `d` vuông góc với `AB` tại `I`;
Vì thế đường thẳng `d` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`.
2. Tính chất
`-` Một điểm thuộc đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Gọi `d` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`. Lấy điểm `M` trên đường thẳng `d`.
Ta có điểm `M` sẽ cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng `AB` hay `MA=MB`.
`-` Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Gọi `d` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`. `M` là điểm sao cho `MA=MB`.
Ta có `M` nằm trên đường trung trực `d` của đoạn thẳng `AB`.
3. Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng `AB` có độ dài bất kì.
Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm `A` có độ lớn lớn hơn `(AB) /2` và nhỏ hơn `AB`.
Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm `B` có bán kính bằng với bán kính ở bước 2; cắt phần đường tròn tâm `A` ở hai điểm `A` và `B`.
Bước 4: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm `C` và `D`. Đường thẳng `CD` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`.