1. Số hữu tỉ
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số `a/b` với `a,b in ZZ;b ne 0`.
- Các phân số bằng nhau biểu diễn cùn một số hữu tỉ.
- Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là `QQ`.
Ví dụ: `-5`; `0`; `-0`,`41`; `2 5/9` đều là số hữu tỉ vì:
`-5=(-5)/1`; `0=0/1`; `-0`,`41=(-41)/100`; `2 5/9 =23/9`.
Nhận xét:
+ Mỗi số nguyên là một số hữu tỉ.
+ Các phân số bằng nhau là các viết khác nhau của cùng một số hữu tỉ.
Ví dụ: Vì `1/2 =2/4` nên `1/2` và `2/4` cùng biểu diễn một số hữu tỉ.
2. Thứ tự trong tập hợp số hữu tỉ
- Với hai số hữu tỉ `x;y` ta luôn có hoặc `x=y`, hoặc `x < y`, hoặc `x>y`.
- Số hữu tỉ lớn hơn `0` gọi là số hữu tỉ dương.
Số hữu tỉ nhỏ hơn `0` gọi là số hữu tỉ âm.
Số hữu tỉ `0` không là số hữu tỉ âm cũng không là số hữu tỉ dương.
Chú ý:
`+` Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.
`+` Số hữu tỉ dương luôn luôn lớn hơn số hữu tỉ âm.
3. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
Tương tự số nguyên ta có thể biểu diễn mọi số hữu tỉ trên trục số.
- Điểm biểu diễn số hữu tỉ `x` được gọi là điểm `x`.
- Với hai số hữu tỉ bất kì `x`, `y`, nếu `x<y` thì trên trục số nằm ngang, điểm `x` ở bên trái điểm `y`
Ví dụ: Để biểu diễn số hữu tỉ `3/5` trên trục số ta làm như sau:
+ Chia đoạn thẳng đơn vị thành `5` phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng đơn vị cũ.
+ Số hữu tỉ `3/5` được biểu diễn bởi điểm `A` nằm bên phải điểm `O` và cách điểm `O` một đoạn bằng `3` đơn vị cũ.
4. Số đối của một số hữu tỉ
- Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc `O` là hai số đối nhau, số này gọi là số đối của số kia.
- Số đối của số hữu tỉ `a`, kí hiệu là `–a`.
Nhận xét:
- Mọi số hữu tỉ đều có một số đối.
- Số đối của số `0` là `0`.
- Với hai số hữu tỉ âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ví dụ: