1. Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
`-` Có dấu "`+`", thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc:
`x+(y+z-t)=x+y+z-t`
`-` Có dấu "`-`", thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc:
`x-(y+z-t)=x-y-z+t`
Ví dụ:
a) `3/4 +(0,6- 1/4)=3/4 +0`,`6- 1/4 `
`=3/4 -1/4 +0`,`6=1/2 + 3/5 = 11/10`
b) `(1 1/3 +1/2)-(1/2 +3/5 )`
`=4/3 +1/2 -1/2 -3/5`
`=4/3 - 3/5 =11/15`
2. Quy tắc chuyển vế
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó:
Dấu "`+`" thành dấu "`-`" và dấu "`-`" thành dấu "`+`".
Với mọi `x,y,z in QQ:` `x+y=z => x=z-y`
Ví dụ:
`x-5/12-4/9=(-13)/18`
`x=(-13)/18+5/12+4/9`
`x=(-26)/36+15/36+16/36`
`x=5/36`
3. Thứ tự thực hiện phép tính
`-` Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
`+` Nếu biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
`+` Nếu biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ta thực hiện:
Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ
`-` Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc:
( ) → [ ] → { }
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:
`16/5 . 5/6 -(3/5 + 1/3):2`
`=8/3-(9/15+5/15):2`
`=8/3-14/15:2`
`=8/3-7/15=11/5`