1. Đơn thức một biến. Đa thức một biến
`-` Đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc tích của một số với lũy thừa có số mũ nguyên dương của biến đó.
Chú ý: Ta có thể thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia đơn thức cùng một biến.
Ví dụ: Biểu thức `5x^4`, `8x^3` đều là các đơn thức một biến `x`.
`-` Đa thức một biến là tổng những đơn thức của cùng một biến.
Ví dụ: `3x+1` là đa thức của biến `x`
`y^2 -2y+ 3/4` là đa thức của biến `y`.
Chú ý: `+` Mỗi số được xem là một đa thức. Số `0` được gọi là đa thức không (quy ước: `P=0` là đa thức `0`). Mỗi đơn thức cũng là một đa thức.
`+` Thông thường ta kí hiệu đa thức một biến `x` là `P(x)`, `Q(x)`, `R(x)` hoặc `A(x)`, `B(x)`,`..`
2. Các biểu diễn đa thức một biến
`-` Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ cao nhất của biến trong đa thức đó.
Nhận xét: Trong dạng thu gọn của đa thức:
`+` Hệ số của lũy thừa với số mũ cao nhất của biến còn được gọi là hệ số cao nhất của đa thức.
`+` Số hạng không chứa biến còn gọi là hệ số tự do của đa thức.
Chú ý:
`+` Một số khác `0` là đa thức bậc `0`.
`+` Đa thức không (số `0`) không có bậc.
Ví dụ: Cho đa thức `R(x)=-2x^3 -3x^2 +4x+5`.
a) Tìm bậc của đa thức `R(x)`.
b) Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức `R(x)`.
Giải:
a) Bậc của đa thức `R(x)` là `3` vì số mũ cao nhất của `x` trong đa thức `R(x)` là `3`.
b) Đa thức `R(x)` có hệ số cao nhất là `-2` và hệ số tự do là `5`.
3. Giá trị của đa thức một biến
`-` Để tìm giá trị của một đa thức một biến khi biết giá trị của biến, người ta thế giá trị của biến vào rồi thực hiện các phép tính.
4. Nghiệm của đa thức một biến
`-` Nếu tại `x = a`, đa thức `P(x)` có giá trị bằng `0`, tức là `F(a)=0`, thì ta gọi `a` (hoặc `x = a`) là một nghiệm của đa thức `F(x)`.
Ví dụ: `x=2` là nghiệm của đa thức `f(x)=3x-6` vì `f(2)=3.2-6=0`
Chú ý: Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,... hoặc không có nghiệm. Số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của đa thức đó.