1. Biến cố
Các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.
`-` Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.
`-` Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.
`-` Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biến trước là nó có xảy ra hay không.
2. Biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi
a) Biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc
Trong trò chơi gieo xúc xắc, ta quy ước xúc xắc là cân đối và đồng chất. Mỗi xúc xắc có `6` mặt là một trong các số `1`, `2`, `3`, `4`, `5`, `6`.
`-` Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:
`A={`mặt `1` chấm; mặt `2` chấm; mặt `3` chấm; mặt `4` chấm; mặt `5` chấm; mặt `6` chấm `}`
`-` Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với một sự kiện nào đó được gọi là kết quả thuận lợi, gồm các phần tử lấy ra từ tập hợp `A`.
`-` Trong trò chơi này, mỗi sự kiện còn được gọi là biến cố, hay còn gọi là biến cố ngẫu nhiên.
Ví dụ: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.
Xét biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm chia hết cho `3`". Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
Giải:
Trong các số: `1`, `2`,`3`, `4`, `5`, `6` có hai số chia hết cho `3` là: `3`, `6`.
Vậy có hai kết quả thuận lợi cho biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm chia hết cho `3`" là `3` chấm; mặt `6` chấm (lấy ra từ tập hợp `A={`mặt `1` chấm; mặt `2` chấm; mặt `3` chấm; mặt `4` chấm; mặt `5` chấm; mặt `6` chấm `}`).
b) Biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp
Ví dụ: Một hộp có `52` chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số `1`, `2`, `3`,` …`, `51`, `52`; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.
a) Viết tập hợp `M` gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
b) Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn `10`”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.
c) Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia cho `4` và `5` đều có số dư là `1`”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.
Giải:
a) Số ghi trên thẻ rút ra sẽ nhận `1` trong `52` giá trị từ `1` đến `52`.
Do đó `M = {1`; `2`; `3`;` …`; `51`; `52}`.
b) Từ `1` đến `52` có các số nhỏ hơn `10` là: `1`; `2`; `3`; `4`; `5`; `6`; `7`; `8`; `9`.
Do đó có chín kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn `10`” là: `1`; `2`; `3`; `4`; `5`; `6`; `7`; `8`; `9`.
c) Các số chia `5` dư `1` trong `52` giá trị trên là: `1`; `6`; `11`; `16`; `21`; `26`; `31`; `36`; `41`; `46`; `51`.
Các số chia `4` dư `1` trong các số chia `5` dư `1` vừa tìm được là `1`; `21`; `41`.
Do đó có ba kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia cho `4` và `5` đều có số dư là `1`” là: `1`; `21`; `41`.