1. Hình lăng trụ đứng tam giác
Nhìn hình trên ta thấy hình lăng trụ đứng tam giác `ABC.A'B'C'` có:
`+` Các đỉnh: `A, B, C, A', B', C'`.
`+` Các mặt bên: `A A'B'B`; `BB'C'C`; `A A'C'C` là các hình chữ nhật.
`+` Các cạnh bên: `A A', BB', C C'` bằng nhau và song song với nhau.
`+` Đáy dưới `ABC` và đáy trên `A'B'C'` song song với nhau.
`+` Chiều cao của lăng trụ là cạnh `AD`.
`-` Hình lăng trụ đứng trên có hai mặt đáy là hình tam giác nên được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.
`-` Hình lăng trụ `ABCD. A'B'C'D'` có hai mặt đáy là hình tứ giác và các mặt bên là hình chữ nhật nên được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Lưu ý: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng tứ giác.
2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
`-` Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác:
`+` Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước bất kì.
`+` Gấp các cạnh `BN` và `CP` sao cho cạnh `AM` trùng với `A'M'`, ta được hình lăng trụ đứng tam giác `ABC.MNP`.
`-` Tạo lập hình lăng trụ đứng tứ giác: lặp lại các bước tương tự như trên.
3. Thể tích và diện tích xung quanh
`-` Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác đều bằng diện tích đáy nhân với chiều cao:
`V=S_(đáy).h`
`-` Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác đều bằng chu vi đáy nhân với chiều cao:
`S_(xq)= C_(đáy).h`