1. Định nghĩa
`-` Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
`triangleABC` cân tại `A` `(AB=AC)`
`+` `AB` và `AC` là các cạnh bên;
`+` `BC` là cạnh đáy;
`+` `\hat(A)` là góc ở đỉnh;
`+` `\hat(B);\hat(C)` là các góc ở đáy.
2. Tính chất
Định lý `1`: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
`triangleABC` cân tại `A=>\hat(B)=\hat(C)`
Chú ý:
`+` Tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác vuông cân;
`+` Trong tam giác vuông cân, mỗi góc ở đáy bằng `45^o`.
Định lý `2`: Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Chú ý:
`+` Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
`+` Tam giác vuông cân là tam giác vuông và cân.
Nhận xét:
`+` Tam giác cân có một góc bằng `60^o` là tam giác đều.
`+` Tam giác cân có một góc ở đáy bằng `45^o` là tam giác vuông cân.
3. Đường trung trục của một đoạn thẳng
Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
Trên hình vẽ ta có:
`-` Đoạn thẳng `AB`; trung điểm `I` của đoạn thẳng `AB`;
`-` Đường thẳng `d` vuông góc với `AB` tại `I`;
Vì thế đường thẳng `d` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`.
4. Tính chất của đường trung trực
Định lí `1`: Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Gọi `d` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`. Lấy điểm `M` trên đường thẳng `d`.
Ta có điểm `M` sẽ cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng `AB` hay `MA=MB`.
Định lý `2`: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Gọi `d` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`. `M` là điểm sao cho `MA=MB`.
Ta có `M` nằm trên đường trung trực `d` của đoạn thẳng `AB`.
5. Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng `AB` có độ dài bất kì.
Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm `A` có độ lớn lớn hơn `(AB) /2` và nhỏ hơn `AB`.
Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm `B` có bán kính bằng với bán kính ở bước 2; cắt phần đường tròn tâm `A` ở hai điểm `A` và `B`.
Bước 4: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm `C` và `D`. Đường thẳng `CD` là đường trung trực của đoạn thẳng `AB`.