1. Các dạng viết đoạn văn cảm thụ
- Cảm thụ: trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật một câu thơ, một đoạn trích văn xuôi hoặc một bài thơ ngắn (trong hoặc ngoài SGK).
- Các dạng đề (yêu cầu) cảm thụ:
2. Kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ
- Bước 1: Viết câu giới thiệu: Gọi tên biện pháp tu từ; chỉ ra từ ngữ, hình ảnh (theo yêu cầu của đề bài).
Ví dụ: Trong câu/ đoạn thơ/ văn / ca dao đã cho, tác giả sử dụng thành công phép nhân hóa: A (A1, A2, A3…) được nhân hóa qua các từ ngữ: .... (ghi lại các từ ngữ)
Trong đoạn thơ đã cho, tác giả sử dụng thành công phép nhân hóa: “công trường”, “những tháp khoan”, “những xe ủi, xe ben” được nhân hóa lần lượt qua các từ ngữ “say ngủ”, …
- Bước 2: Viết những câu nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của biện pháp tu từ; từ ngữ, hình ảnh.
Trả lời cho câu hỏi: Nó gợi ra trạng thái/ đặc điểm/ hoạt động nào của A.
Ví dụ: Gợi ra trạng thái nghỉ ngơi, chìm trong yên tĩnh của sự vật sau một ngày lao động trên công trường sông Đà. Khung cảnh trước mắt ta mới bình yên, thơ mộng làm sao!
Bí quyết: Để câu văn nhận định chung về đối tượng giàu cảm xúc hơn con nên thêm các từ: Biết bao, biết nhường nào, biết mấy, đến kì lạ, đến lạ kì, đến vô cùng, mới… làm sao.
- Bước 3: Viết câu nêu tình cảm, cảm xúc gì, lời nhắn nhủ gì của tác giả?
- Bước 4: Viết câu nêu tác dụng về nghệ thuật.
Ví dụ: Phép nhân hóa giúp cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh, cụ thể, gợi hình, gợi cảm.