1. Khái niệm hàm số
+ Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x (x gọi là biến số)
Ta viết: y=f(x),y=g(x),…
Ví dụ: Ta có: y=3x+2 là một hàm số của y theo biến x.
+ Lưu ý: Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y=f(x) gọi là hàm hằng.
2. Giá trị của hàm số, điều kiện xác định của hàm số
+ Giá trị của hàm số f(x) tại điểm xo kí hiệu là yo=f(xo)
+ Điều kiện xác định của hàm số y=f(x) là tất cả các giá trị của x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
Ví dụ: Cho hàm số y=f(x)=2x+3. Tính f(0);f(-1)
Giải
Ta có:
f(0)=2.0+3=3
f(-1)=2.(-1)+3=1
3. Đồ thị của hàm số
+ Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm M(x;y) trong mặt phẳng tọa độ Oxy sao cho x,y thỏa mãn hệ thức y=f(x)
+ Điểm M(xo;yo) thuộc đồ thị hàm số y=f(x) thuộc đồ thị hàm số
4. Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến
Cho hàm số y=f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R
+ Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị y=f(x) tương ứng cũng tăng lên thì hàm số y=f(x) được gọi là đồng biến trên R
+ Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị y=f(x) tương ứng lại giảm đi thì hàm số y=f(x) được gọi là nghịch biến trên R
Nói cách khác , với x1;x2 bất kì thuộc R
+ Nếu x1<x2 mà f(x1)<f(x2) thì hàm số y=f(x) đồng biến
+ Nếu x1<x2 mà f(x1)>f(x2) thì hàm số y=f(x) nghịch biến
Ví dụ: Cho hàm số y=3x và y=-3x. Trong hai hàm số đã cho, hàm số nào đồng biến, hàm số nào nghịch biến
Giải
Hai hàm số đã cho đều xác định với mọi giá trị của x thuộc R
Khi cho các giá trị của x tùy ý tăng lên thì các giá trị của y=3x cũng tăng lên
Khi cho các giá trị của x tùy ý tăng lên thì các giá trị của y=-3x giảm xuống
Như vậy, hàm số y=3x đồng biến, hàm số y=-3x nghịch biến trên R