1. Phương trình tích
Để giải phương trình tích (ax+b)(cx+d)=0 với a≠0; c≠0 ta có thể làm như sau:
Bước 1: Giải hai phương trình bậc nhất: (ax+b)(cx+d)=0
Bước 2: Kết luận nghiệm. Lấy tất cả các nghiệm của hai phương trình bậc nhất vừa giải được ở bước 1.
Ví dụ: Giải phương trình (x+4)(3x-6)=0
Để giải phương trình đã cho, ta giải hai phương trình sau:
*) x+4=0 *) 3x–6=0
x=–4 3x=6
x=2
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x=-4 và x=2
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
- Trong phương trình chứa ẩn ở mẫu, điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu thức trong phương trình đều khác 0 gọi là điều kiện xác định của phương trình.
Ví dụ: Điều kiện xác định của phương trình 2x+1x-3=1 là x-3≠0
hay x≠3
- Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta có thể làm như sau:
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế của phương trình rồi khử mẫu
Bước 3: Giải phương trình vừa tìm được
Bước 4: Kết luận nghiệm: Trong các giá trị của ẩn tìm được ở bước 3, các giá trị thỏa mãn điều kiện xác định chính là các nghiệm của phương trình đã cho.
Ví dụ: Giải phương trình 2x+1x-3=1
Điều kiện xác định: x-3≠0 hay x≠3
Ta có:
2x+1x-3=1
2x+1x-3=x-3x-3
2x+1=x-3
2x-x=-3-1
x=-4
Ta thấy x=-4 thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x=-4.