1. Góc ở tâm
- Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
- Ở hình `1`, góc `AOB` là góc ở tâm.
2. Cung. Số đo cung
- Cung:
+ Phần đường tròn nối liền hai điểm `A, B` trên đường tròn được gọi là một cung (hay cung tròn) `AB`, kí hiệu `hat (AB)`.
+ Trong hình `2`:
- Cung nằm bên trong góc ở tâm `AOB` được gọi là cung nhỏ, kí hiệu `hat (AmB)` là cung bị chắn bởi góc `AOB` hay góc `AOB` chắn cung nhỏ `AmB`.
- Cung nằm bên ngoài góc ở tâm `AOB` được gọi là cung lớn, kí hiệu là `hat (AnB)`
- Nếu có điểm `C` (khác `A` và `B`) thuộc `hat (AmB)` thì ta cũng nói cung này là `hat ACB`.
- Nếu có điểm `D` (khác `A` và `B`) thuộc `hat (AnB)` thì ta cũng nói cung này là `hat (ADB)`.
Ví dụ: Trong hình `3`
a) Cung `AmB` bị chắn bởi góc ở tâm `AOM`.
b) Góc ở tâm `AOC` chắn cung `ABC`.
- Số đo cung:
+ Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
+ Số đo cung lớn bằng hiệu giữa `180^@` và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
+ Số đo của nửa đường tròn bằng `180^@`.
+ Số đo của cung `AB` kí hiệu là `sđ hat (AB)` .
+ So sánh hai cung:
- Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau;
- Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
Ví dụ:
Trong hình `50`, ta có:
`sđ hat (AmB) = hat (AOB)`; `sđ hat (AnB) = 360^@ - sđ hat (AmB)= 360^@ - hat (AOB)`
3. Góc nội tiếp
- Định nghĩa: Góc nội tiếp là góc có đỉnh thuộc đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó. Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.
- Định lý: Mỗi góc ở tâm có số đo gấp hai lần số đo góc nội tiếp cùng chắn một đoạn chắn.
- Hệ quả: Trong một đường tròn, góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn có số đo bằng `90^@`.
- Nhận xét: Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Ví dụ:
Hình `4a` là góc nội tiếp vì góc có đỉnh thuộc đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
Hình `4b` không là góc nội tiếp vì đỉnh không thuộc đường tròn.
Hình `4c` không là góc nội tiếp vì một cạnh không chứa dây cung.
Hình `4d` không là góc nội tiếp vì cả hai cạnh không chứa dây cung.