1. Định nghĩa
- Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình dạng ax2+bx+c=0 trong đó x là ẩn; a,b,c là những số cho trước gọi là các hệ số và a≠0.
- Ví dụ: Các phương trình 2x2+x-5=0, 3x2-7=0 là các phương trình bậc hai.
2. Giải phương trình
- Xét phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và biệt thức Δ.
- Nếu Delta >0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
x_1 = (-b+sqrt Delta)/(2a); x_2 = (-b-sqrt Delta)/(2a).
- Nếu Delta =0 thì phương trình có nghiệm kép x_1=x_2=-b/(2a).
- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.
- Ví dụ: Giải phương trình 2x^2-x-3=0.
Giải
Phương trình có các hệ số a=2, b=-1, c=-3,
Delta = (-1)^2-4.2.(-3)=25>0
Do Delta >0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt là:
x_1=(-(-1)+ sqrt 25)/(2.2)=3/2; x_2=(-(-1)- sqrt 25)/(2.2)=-1
- Nhận xét: Xét phương trình ax^2+bx+c=0 (a ne 0) với b=2b' và Delta' = b'^2-ac`.
- Nếu Delta'>0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
x_1 = (-b'+ sqrt Delta')/a; x_2 = (-b'- sqrt Delta')/a.
- Nếu Delta'=0 thì phương trình có nghiệm kép x_1=x_2=-b'/a.
- Nếu Delta'<0 thì phương trình vô nghiệm.
- Ví dụ: Giải phương trình 3x^2-4x-2=0.
Giải
Phương trình có các hệ số a=3, b'=-2, c=-2
Delta' = (-2)^2-3.(-2)=10>0
Do Delta'>0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt là:
x_1=(-(-2)+ sqrt 10)/3=(2+sqrt 10)/3; x_2=(-(-2)- sqrt 10)/3=(2-sqrt 10)/3
3. Ứng dụng của phương trình bậc hai một ẩn
- Để giải bài toán trên bằng cách lập phương trình bậc hai, ta có thể làm như sau:
Bước 1: Lập phương trình bậc hai
+ Chọn ẩn số và đặt điều kiện cho ẩn số.
+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
+ Lập phương trình bậc hai biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình bậc hai
Bước 3: Kết luận
+ Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn, nghiệm nào không thỏa mãn điều kiện của ẩn.
+ Đưa ra câu trả lời.
4. Sử dụng máy tính cầm tay để tìm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn
- Quy tắc chung: Mở chương trình giải phương trình bậc hai một ẩn
rồi nhập dữ liệu.