1. Định lí Viète
Nếu x1; x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 +bx+c=0(a≠0) thì
x1+x2=-ba; x1x2=ca
Nhận xét:
- Nếu phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) có ac<0 thì Δ=b2-4ac>0, do đó phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.
- Nếu phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) có a+b+c=0 thì phương trình có một nghiệm là x1=1 và nghiệm còn lại là x2=ca.
- Nếu phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) có a-b+c=0 thì phương trình có một nghiệm là x1=-1 và nghiệm còn lại là x2=-ca
Ví dụ: Cho phương trình x2+5x-3=0
a) Chứng minh rằng phương trình có hai nghiệm phân biệt x1; x2 và cả hai nghiệm đều khác 0.
b) Tính x21+x22
Giải
a) Phương trình có các hệ số a=1, b=5, c=-3. Ta có ac<0. Do đó, phương trình đã có có 2 nghiệm phân biệt x1; x2 và x1x2 =-3<0 nên cả hai nghiệm x1; x2 đều khác 0.
b) Theo định lí Viete, ta có: x1+x2=-5; x1x2=-3.
Do đó: x21+x22=(x1+x2)2-2x1x2=(-5)2-2(-3)=31.
2. Tìm hai số khi biết tổng và tích
Nếu hai số có tổng bẳng S và tích bẳng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình
x2-Sx+P=0
Chú ý: Điều kiện để có hai số đó là S2-4P≥0.
Ví dụ: Cho hai số có tổng bằng 4 và tích bằng -21. Phương trình bậc hai ẩn x nhận hai số trên làm nghiệm là: x2 -4x-21=0.