1. Hình cầu
a) Nhật biết hình cầu
Hình được tạo ra khi quay một nửa hình tròn một vòng xung quanh đường thẳng cố định chứa đường kính của nó là hình cầu.
Ví dụ:
Cắt miếng bìa có dạng nửa hình tròn đường kính `AB=2R`, tâm `O`. Khi quay miếng bìa một vòng quanh đường thẳng cố định chứa đường kính `AB`, miếng bìa tạo nên hình cầu.
Tâm, đường kính, bán kính của hình cầu được biểu diễn như hình vẽ.
2. Nhận biết phần chung giữa mặt phẳng và hình cầu
- Nếu cắt một hình cầu bởi một mặt phẳng thì phần chung giữa chúng là một hình tròn như hình dưới.
- Đặc biệt, nếu cắt một hình cầu bởi một mặt phẳng đi qua tâm hình cầu thì phần chung giữa chúng là một hình tròn lớn như hình trên.
- Nếu cắt một mặt cầu bởi một mặt phẳng thì phần chung giữa chúng là một đường tròn.
3. Diện tích mặt cầu
Diện tích mặt cầu có bán kính `R` là: `S=4 pi R^2`
Ví dụ: Diện tích mặt cầu có bán kính `6 cm` là: `S=4 pi.6^2= 144 pi (cm^2)`
4. Thể tích của hình cầu
Thể tích của hình cầu có bán kính `R` là: `V=4/3 pi R^3`
Ví dụ: Thể tích của hình cầu có bán kính `3 cm` là: `V=4/3 pi. 3^3 = 36 pi (cm^3)`